Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tội phạm trong thời gian thi hành thiết quân luật đúng không?
- Việc xét xử tội phạm xảy ra ở địa phương trong thời gian thi hành thiết quân luật được quy định như thế nào?
- Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tội phạm trong thời gian thi hành thiết quân luật đúng không?
- Những biện pháp đặc biệt được áp dụng trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật được pháp luật quy định như thế nào?
Việc xét xử tội phạm xảy ra ở địa phương trong thời gian thi hành thiết quân luật được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 21 Luật Quốc phòng 2018 có quy định về việc xét xử tội phạm xảy ra ở địa phương trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật như sau:
Thiết quân luật
...
7. Mọi hoạt động tại địa phương thiết quân luật phải tuân thủ lệnh thiết quân luật và các biện pháp đặc biệt.
8. Việc xét xử tội phạm xảy ra ở địa phương trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
9. Khi tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương thiết quân luật đã ổn định thì Chủ tịch nước ra lệnh bãi bỏ lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ.
10. Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy đơn vị quân đội, cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan thi hành lệnh thiết quân luật, lệnh bãi bỏ lệnh thiết quân luật.
Theo đó, việc xét xử tội phạm xảy ra ở địa phương trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Ngoài ra, Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tội phạm xảy ra ở địa phương trong thời gian thi hành lệnh thiết quân bao gồm:
- Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân;
- Vụ án hình sự mà bị cáo không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 272 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.
(Nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 272 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tội phạm trong thời gian thi hành thiết quân luật đúng không? (Hình từ Internet)
Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tội phạm trong thời gian thi hành thiết quân luật đúng không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 272 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về thẩm quyền xét xử tội phạm của Tòa án quân sự như sau:
Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự
...
2. Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật.
Cùng với đó, viện dẫn đến khoản 1 Điều 5 Thông tư 03/2023/TT-TANDTC có quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự như sau:
Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự trong địa bàn thiết quân luật
1. Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả các tội phạm xảy ra ở địa phương trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật.
2. Trường hợp vụ án xảy ra ở nhiều nơi, trong đó có nơi đang thi hành lệnh thiết quân luật thì Tòa án quân sự ở nơi thiết quân luật có thẩm quyền xét xử toàn bộ vụ án.
3. Trường hợp sau khi Tòa án quân sự đã thụ lý vụ án mà nơi tội phạm xảy ra đã được bãi bỏ lệnh thiết quân luật thì Tòa án quân sự đó tiếp tục xét xử vụ án.
Theo đó, Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả các tội phạm xảy ra ở địa phương trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật.
Những biện pháp đặc biệt được áp dụng trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 21 Luật Quốc phòng 2018 có quy định như sau:
Theo đó, các biện pháp đặc biệt được áp dụng trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật bao gồm:
- Cấm hoặc hạn chế người, phương tiện đi lại; đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại các nơi công cộng;
- Cấm biểu tình, đình công, bãi thị, bãi khóa, tụ tập đông người;
- Bắt giữ hoặc cưỡng chế cá nhân, tổ chức có hoạt động xâm hại đến quốc phòng, an ninh phải rời khỏi hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc một khu vực nhất định;
- Huy động người, phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Quản lý đặc biệt đối với các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ; kiểm soát chặt chẽ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phương tiện thông tin, hoạt động báo chí, xuất bản, cơ sở in, sao chụp, việc thu thập, sử dụng thông tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?