Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi đáp ứng được những điều kiện nào theo quy định pháp luật hiện nay?
- Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi đáp ứng được những điều kiện nào?
- Thẩm phán xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cần xử lý như thế nào nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền của Tòa án?
- Khi nhận được thông báo chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tới Tòa án khác thì chủ nợ có thể đề nghị xem xét lại việc chuyển đơn không?
Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi đáp ứng được những điều kiện nào?
Căn cứ Điều 39 Luật Phá sản 2014 quy định về việc thụ lý đơn của Tòa án nhân dân như sau:
Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.
Bên cạnh đó, tại Điều 40 Luật Phá sản 2014 quy định về việc thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:
Thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn, Tòa án nhân dân phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, các cơ quan, tổ chức đang giải quyết vụ việc liên quan đến doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán do các bên cung cấp và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì Tòa án nhân dân phải thông báo cho các chủ nợ do doanh nghiệp, hợp tác xã cung cấp.
2. Trường hợp người nộp đơn không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án nhân dân, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải xuất trình cho Tòa án nhân dân các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.
Tòa án nhân dân sẽ thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn, Tòa án nhân dân phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, các cơ quan, tổ chức đang giải quyết vụ việc liên quan đến doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán do các bên cung cấp và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Tải về mẫu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mới nhất 2023: Tại Đây
Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi đáp ứng được những điều kiện nào theo quy định pháp luật hiện nay? (Hình từ Internet)
Thẩm phán xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cần xử lý như thế nào nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền của Tòa án?
Căn cứ Điều 32 Luật Phá sản 2014 quy định về việc xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:
Xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn yêu cầu và xử lý như sau:
a) Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;
b) Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ các nội dung quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28 hoặc Điều 29 của Luật này thì Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn;
c) Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác;
d) Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
2. Thông báo việc xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải bằng văn bản và gửi cho người nộp đơn và doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán biết.
Theo đó, trường hợp Thẩm phán được phân công xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ có cơ sở cho rằng vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì có thể chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác.
Việc chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ Thẩm phá cần phải thông báo bằng văn bản và gửi cho chủ nợ và doanh nghiệp mất khả năng thanh toán biết.
Khi nhận được thông báo chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tới Tòa án khác thì chủ nợ có thể đề nghị xem xét lại việc chuyển đơn không?
Căn cứ Điều 33 Luật Phá sản 2014 quy định về việc giải quyết đề nghị xem xét lại việc chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền như sau:
Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền và giải quyết đề nghị xem xét lại việc chuyển đơn
1. Tòa án nhân dân xử lý đơn theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 32 của Luật này có trách nhiệm chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền và thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản biết.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định chuyển đơn thì người nộp đơn hoặc Tòa án nhân dân được chuyển đơn có quyền đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp xem xét lại việc chuyển đơn.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp giải quyết đề nghị xem xét lại việc chuyển đơn. Quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng.
Như vậy, khi nhận được thông báo chuyển đơn từ Tòa án nhân dân thì trong thời hạn 03 ngày làm việc chủ nợ có quyền đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp xem xét lại việc chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp giải quyết đề nghị xem xét lại việc chuyển đơn. Quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như thế nào? Trường hợp chủ sở hữu súc vật không phải bồi thường thiệt hại?
- Nếu hợp đồng và phụ lục hợp đồng có mâu thuẫn thì điều khoản trong hợp đồng hay trong phụ lục hết hiệu lực?
- Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho mới nhất? Mức trích lập được tính theo công thức nào?
- Lời chúc Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo là ngày gì? Ngày Ông Công Ông Táo có phải là ngày lễ lớn?
- Thư chúc Tết Âm lịch 2025 khách hàng hay và ý nghĩa? Tổng hợp mẫu thư chúc Tết khách hàng 2025?