Tòa án nào có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức?
Trường hợp nào thì áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức?
Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức như sau:
"Điều 13. Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này;
3. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
4. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền;
5. Ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này, hình thức kỷ luật buộc thôi việc còn được áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này."
Theo quy định trên đối với trường hợp nghiện ma túy phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền thuộc một trong những trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối công chức. Nhưng trong trường hợp của bạn quyết định kỷ luật buộc thôi việc với lý do là bạn nghiện ma túy nhưng không có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền, bạn có thể khởi kiện quyết định hành chính buộc thôi việc đối với công chức.
Giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính
Tòa án nào có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức?
Căn cứ tại Điều 31 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức như sau:
"Điều 31. Thẩm quyền của Tòa án cấp huyện
Tòa án cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.
3. Khiếu kiện danh sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án."
Như vậy tòa án có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này là tòa án nhân dân cấp huyện A.
Trình tự thủ tục tiến hành khởi kiện quyết định hành chính kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức?
Bước 1: Chuẩn bị đơn khởi kiện
Đơn khởi kiện được quy định tại khoản Điều 118 Luật Tố tụng hành chính 2015 bổ sung bởi khoản 7 Điều 2 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 quy định đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Tòa án được yêu cầu giải quyết vụ án hành chính;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Nội dung quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, nội dung giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri hoặc tóm tắt diễn biến của hành vi hành chính;
- Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có);
- Yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết;
- Cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án theo quy định tại Điều 119 Luật Tố tụng hành chính 2015 theo một trong các cách sau:
1. Nộp trực tiếp tại Tòa án.
2. Gửi qua dịch vụ bưu chính.
3. Gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)
Bươc 3: Chờ kết quả
Theo khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 121 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định Tòa án nhận đơn và xem xét đơn như sau:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
+ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 246 của Luật này;
+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này.
- Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản 3 Điều này phải được thông báo cho người khởi kiện, phải ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?
- Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?