Tòa án đang thụ lý vụ việc bạo lực gia đình được quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời gian bao lâu?
Tòa án nhân dân đang thụ lý vụ việc bạo lực gia đình được quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời gian bao lâu?
Tòa án đang thụ lý vụ việc bạo lực gia đình được quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời gian bao lâu? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại Điều 26 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 về Cấm tiếp xúc theo quyết định của Tòa án như sau:
Cấm tiếp xúc theo quyết định của Tòa án
1. Tòa án nhân dân đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa người bị bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời gian không quá 04 tháng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình;
b) Có đơn yêu cầu của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình.
2. Tòa án nhân dân đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa người bị bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình tự mình ra quyết định cấm tiếp xúc trong thời gian không quá 04 tháng khi cần bảo vệ tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
Như vậy, Tòa án nhân dân đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa người bị bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình được quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời gian không quá 04 tháng.
Quyết định cấm tiếp xúc do Tòa án ban hành phải được gửi đến những đối tượng nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 26 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 về Cấm tiếp xúc theo quyết định của Tòa án như sau:
Cấm tiếp xúc theo quyết định của Tòa án
...
3. Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký ban hành và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, người bị bạo lực gia đình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố nơi cư trú của người bị bạo lực gia đình và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
4. Tòa án ra quyết định cấm tiếp xúc quy định tại khoản 1 Điều này hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc khi có đơn yêu cầu của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
5. Tòa án ra quyết định cấm tiếp xúc quy định tại khoản 2 Điều này hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc khi xét thấy biện pháp này không còn cần thiết.
6. Trường hợp gia đình có việc cưới, việc tang hoặc trường hợp đặc biệt khác mà người có hành vi bạo lực gia đình cần tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình thì người có hành vi bạo lực gia đình phải thông báo với người được phân công giám sát việc thực hiện cấm tiếp xúc và cam kết không để xảy ra hành vi bạo lực gia đình.
7. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp cấm tiếp xúc quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Như vậy, Quyết định cấm tiếp xúc do Tòa án ban hành được gửi đến những đối tượng sau:
- Người có hành vi bạo lực gia đình
- Người bị bạo lực gia đình
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố nơi cư trú của người bị bạo lực gia đình
- Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như sau:
- Phòng ngừa là chính, lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm.
- Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có liên quan; bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em; ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình là phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; thực hiện bình đẳng giới.
- Chú trọng hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tư vấn, hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình.
- Hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình phải được kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì trong quá trình xử lý phải có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hoặc người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em.
- Nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và người đứng đầu; chú trọng phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng.
- Thực hiện trách nhiệm nêu gương trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo kết quả học tập và làm theo Bác của cá nhân mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả học?
- Công bố hợp quy hàng hóa vật liệu xây dựng dựa trên biện pháp nào? Hàng hóa vật liệu xây dựng trong nước công bố hợp quy ở đâu?
- Điều kiện chung về nhân sự của tổ chức thiết kế thẩm tra thiết kế xây dựng? Điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế thẩm tra thiết kế hạng 1?
- Phương thức xếp loại hiệu quả hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân là gì? Quỹ hỗ trợ nông dân phải báo cáo kết quả đánh giá đến ai?
- Đánh giá hợp quy sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng nhóm 2 được thực hiện theo phương thức nào?