Toà án có được xét xử vắng mặt vụ án ly hôn khi tất cả đương sự đang ở nước ngoài hay không? Phải chịu những khoản chi phí nào?
- Toà án có được xét xử vắng mặt vụ án ly hôn khi tất cả đương sự đang ở nước ngoài hay không?
- Thủ tục xét xử vắng mặt vụ án ly hôn khi tất cả đương sự đang ở nước ngoài được thực hiện theo trình tự ra sao?
- Đương sự phải chịu những loại phí nào nếu yêu cầu Tòa án xét xử vắng mặt khi đang ở nước ngoài?
Toà án có được xét xử vắng mặt vụ án ly hôn khi tất cả đương sự đang ở nước ngoài hay không?
Căn cứ Điều 238 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về trường hợp xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng như sau:
Thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng
1. Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;
c) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
...
Như vậy, hiện nay pháp luật Việt Nam cho phép Tòa án nhân dân tiến hành xét xử ngay cả khi tất cả người tham gia tố tụng vắng mặt nếu việc tống đạt văn bản tố tụng là hợp lệ và nguyên đơn, bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc bị đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt.
Do vậy, Tòa án nhân dân có thể xem xét, giải quyết vụ án ly hôn vắng mặt các bên nếu vẫn bảo đảm việc tống đạt hợp lệ và nhận được phản hồi bằng văn bản hợp pháp của các bên theo quy định của pháp luật (ví dụ: giấy tờ, tài liệu gửi từ nước ngoài về cho Tòa án Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo đúng quy định...).
Toà án có được xét xử vắng mặt vụ án ly hôn khi tất cả đương sự đang ở nước ngoài hay không? Phải chịu những khoản chi phí nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục xét xử vắng mặt vụ án ly hôn khi tất cả đương sự đang ở nước ngoài được thực hiện theo trình tự ra sao?
Căn cứ Điều 238 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thủ tục xét xử vắng mặt vụ án ly hôn khi tất cả đương sự đang ở nước ngoài được thực hiện theo trình tự như sau:
(1) Đương sự đủ điều kiện để yêu cầu Tòa án xét xử vắng mặt nộp hồ sơ đề nghị kèm theo các tài liệu, chứng cứ cho tòa án xem xét thụ lý vụ án.
(3) Sau khi xem xét hồ sơ của đương sự, nếu hồ sơ hợp lệ và đương sự đáp ứng đủ yêu cầu để xét xử vắng mặt thì Toàn án sẽ tiến hành xét xử.
(4) Chủ tọa phiên tòa công bố lý do đương sự vắng mặt hoặc đơn của đương sự đề nghị Hội đồng xét xử vắng mặt.
(5) Chủ tọa phiên tòa công bố tóm tắt nội dung vụ án và tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Hội đồng xét xử thảo luận về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án.
(6) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát.
(7) Hội đồng xét xử tiến hành nghị án và tuyên án theo quy định của pháp luật.
Đương sự phải chịu những loại phí nào nếu yêu cầu Tòa án xét xử vắng mặt khi đang ở nước ngoài?
Căn cứ Điều 152 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài
1. Nguyên đơn, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm hoặc đương sự khác trong vụ án phải nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài khi yêu cầu của họ làm phát sinh việc ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
2. Người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm hoặc đương sự khác trong việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài khi yêu cầu của họ làm phát sinh việc ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
Bên cạnh đó, tại Điều 153 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài như sau:
Nghĩa vụ chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài
Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài được xác định như sau:
1. Đương sự phải chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài nếu yêu cầu giải quyết vụ việc của họ không được Tòa án chấp nhận.
2. Trường hợp yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì mỗi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài tương ứng với tỷ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia.
3. Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải nộp chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
4. Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 299 của Bộ luật này thì nguyên đơn phải chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 289, khoản 3 Điều 296 của Bộ luật này thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
5. Đối với các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Bộ luật này thì người yêu cầu phải chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
Theo đó, đương sự nếu yêu cầu Tòa án xét xử vắng mặt khi đang ở nước ngoài thì sẽ phải có nghĩa vụ nộp tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài và nghĩa vụ chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?