Tố tụng dân sự là gì? Quy định về năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự?
Tố tụng dân sự là gì?
"Tố tụng dân sự" có thể hiểu là một hệ thống các quy định pháp luật và các hoạt động tố tụng được Tòa án nhân dân thực hiện nhằm giải quyết các vụ việc dân sự, bao gồm tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, và các yêu cầu khác, trên cơ sở bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và lợi ích công cộng.
Khái niệm này được cụ thể hóa trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, qua đó quy định trình tự, thủ tục từ khởi kiện, giải quyết vụ việc cho đến thi hành án, bao gồm các nguyên tắc như công khai, minh bạch, bình đẳng, và bảo vệ quyền tự định đoạt của đương sự.
Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay là Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (được ban hành ngày 25/11/2015, có hiệu lực từ ngày 01/07/2016).
(Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo)
Tố tụng dân sự là gì? Quy định về năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự? (Hình từ Internet)
Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự được quy định như thế nào?
Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự được quy định tại Điều 69 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể như sau:
(1) Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
(2) Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.
(3) Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.
Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì năng lực hành vi tố tụng dân sự của họ được xác định theo quyết định của Tòa án.
(4) Đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
(5) Đương sự là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của họ, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ được xác định theo quyết định của Tòa án.
(6) Đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó.
Trong trường hợp này, Tòa án có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng. Đối với những việc khác, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
(7) Đương sự là cơ quan, tổ chức do người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng.
Trong tố tụng dân sự, đương sự không phải chứng minh những tình tiết, sự kiện nào?
Căn cứ quy định tai Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh
1. Những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứng minh:
a) Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Tòa án thừa nhận;
b) Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật;
c) Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp; trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan của văn bản công chứng, chứng thực thì Thẩm phán có thể yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng, chứng thực xuất trình bản gốc, bản chính.
2. Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản, kết luận của cơ quan chuyên môn mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh.
3. Đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện.
Theo đó, trong tố tụng dân sự, đương sự không phải chứng minh những tình tiết, sự kiện sau đây:
- Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Tòa án thừa nhận;
- Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật;
- Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp; trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan của văn bản công chứng, chứng thực thì Thẩm phán có thể yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng, chứng thực xuất trình bản gốc, bản chính.
Ngoài ra, một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản, kết luận của cơ quan chuyên môn mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh.
Lưu ý: Đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời dẫn MC đám cưới hay, hài hước? Tiền mừng cưới nhận được từ công ty có phải chịu thuế TNCN không?
- Mẫu Biên bản bầu Bí thư, Phó bí thư đảng bộ mới nhất là mẫu nào? Nội dung biên bản bao gồm những gì?
- Có được tặng cho biển số xe trúng đấu giá không? Quyết định xác nhận biển số xe trúng đấu giá được cấp khi nào?
- Mẫu Biên bản kiểm phiếu bầu cấp ủy đảng bộ mới nhất? Tải mẫu? Phiếu bầu cấp ủy đảng bộ được xem là hợp lệ khi nào?
- Mẫu Báo cáo chính trị đại hội đảng bộ có kiểm điểm của cấp ủy 25 30? Yêu cầu đối với kiểm điểm cuối nhiệm kỳ của cấp ủy theo Quy định 232?