Tổ tiết kiệm và vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội được thành lập nhằm mục đích gì? Quy trình bầu tổ trưởng của tổ này được thực hiện như thế nào?
Mục đích thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội là gì?
Mục đích thành lập Tổ Tiết kiệm và vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội
Theo quy định tại Điều 1 Quy chế Tổ chức và hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn (ban hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 05 tháng 3 năm 2013 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội) (sau đây gọi tắt là Quy chế), mục đích thành lập Tổ Tiết kiệm và vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội nhằm:
- Tập hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; cùng tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh và đời sống; cùng giám sát nhau trong việc vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ Ngân hàng.
- Các tổ viên trong Tổ Tiết kiệm và vay vốn (sau đây gọi tắt là Tổ) giúp đỡ nhau từng bước có thói quen thực hành tiết kiệm để tạo lập nguồn vốn tự có và quen dần với sản xuất hàng hóa, hoạt động tín dụng và tài chính.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ viên trong việc vay vốn và trả nợ Ngân hàng.
Quy trình bầu tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội gồm những bước nào?
Theo như hướng dẫn tại Quy chế thì để bầu tổ trưởng đầu tiên các tổ viên phải tiến hành bầu ban quản lý tổ, sau đó từ ban quản lý tổ bầu tổ trưởng.
Theo quy định tại Điều 6 Quy chế thì việc bầu ban quản lý tổ thực hiện như sau:
"Điều 6. Ban quản lý Tổ
1. Ban quản lý Tổ phải có đủ 02 thành viên: tổ trưởng và tổ phó giúp việc cho tổ trưởng.
2. Ban quản lý Tổ do các tổ viên trong Tổ bầu chọn. Trong trường hợp đặc biệt, Ban quản lý Tổ do Chủ tịch UBND cấp xã chỉ định, nhưng tối đa trong 03 tháng Tổ phải tiến hành họp để bầu Ban quản lý Tổ theo đúng quy định.
3. Trường hợp thay đổi thành viên Ban quản lý Tổ thì Tổ phải họp để bầu người thay thế. Cuộc họp này phải có sự tham gia, chứng kiến của Trưởng thôn và người đại diện của tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác. Kết quả cuộc họp phải được UBND cấp xã chấp thuận, xác nhận vào biên bản họp Tổ và gửi NHCSXH nơi cho vay 01 bản. Người được Tổ bầu thay thế phải chịu trách nhiệm về việc nhận bàn giao và tiếp tục quản lý hoạt động của Tổ theo quy định tại Quy chế này.
..."
Ngoài ra, Điều 10 Quy chế có nêu:
"Điều 10. Sinh hoạt Tổ
...
4. Cuộc họp của Tổ khi có các nội dung biểu quyết thì phải được ít nhất 2/3 số tổ viên dự họp và có ít nhất 2/3 số tổ viên có mặt tại cuộc họp tán thành mới có giá trị thực hiện. Các nội dung họp Tổ phải có biểu quyết bao gồm: kết nạp tổ viên, cho tổ viên ra khỏi Tổ, nội dung quy ước hoạt động, bầu tổ trưởng và tổ phó, bình xét cho vay từng hộ. Nội dung cuộc họp Tổ phải được lập thành biên bản và thông qua trước khi kết thúc cuộc họp."
Theo đó, khi bầu tổ trưởng thì cuộc họp phải được ít nhất 2/3 số tổ viên dự họp và có ít nhất 2/3 số tổ viên có mặt tại cuộc họp tán thành.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý Tổ Tiết kiệm và vay vốn ngân hàng chính sách xã hội là gì?
Điều 7 Quy chế quy định cụ thể những nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý Tổ Tiết kiệm và vay vốn bao gồm:
- Triển khai, thực hiện Quy ước hoạt động của Tổ; Tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích cho các tổ viên về: chủ trương, chính sách của Nhà nước về tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, thủ tục vay vốn NHCSXH; Tuyên truyền, vận động tổ viên thực hành tiết kiệm, nâng cao ý thức trong việc vay vốn và trả nợ Ngân hàng.
- Tiếp nhận Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của NHCSXH) của tổ viên gửi đến. Tổ chức họp Tổ để bình xét cho vay công khai dưới sự giám sát, chứng kiến của Trưởng thôn và người đại diện tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nhận ủy thác. Nội dung bình xét cho vay công khai bao gồm:
+ Tổ viên đủ điều kiện vay vốn theo quy định của Chính phủ và NHCSXH đối với từng chương trình xin vay;
+ Đánh giá mức vốn xin vay, mức độ phù hợp của nhu cầu sử dụng vốn vay để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh của tổ viên theo từng chương trình xin vay và theo quy định của NHCSXH;
+ Căn cứ vào những nội dung trên và chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của từng hộ để bình xét và đề nghị được vay vốn với mức vốn cần thiết, thời hạn vay vốn phù hợp;
+ Sau khi được Tổ thống nhất bình xét cho vay công khai và biểu quyết các hộ được vay vốn thì tổ trưởng lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH gửi Ban giảm nghèo để trình UBND cấp xã xác nhận, đề nghị NHCSXH cho vay;
+ Quán triệt cho tổ viên về ý thức vay vốn, sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ và lãi đầy đủ, đúng kỳ hạn.
- Nhận kết quả phê duyệt cho vay của NHCSXH, thông báo cho tổ viên biết lịch giải ngân của Ngân hàng, chứng kiến việc Ngân hàng phát tiền vay trực tiếp đến người vay.
- Lưu giữ đầy đủ hồ sơ, chứng từ liên quan đến hoạt động của Tổ. Tham gia đầy đủ các phiên giao dịch của NHCSXH, các buổi họp giao ban với Ngân hàng, các lớp tập huấn nghiệp vụ, lĩnh hội và phổ biến đầy đủ các thông tin đến tổ viên.
- Đôn đốc các tổ viên tham dự các lớp tập huấn chuyển giao công nghệ, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, để nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả.
- Những Tổ có tín nhiệm và có đủ điều kiện sẽ được NHCSXH ký Hợp đồng ủy nhiệm với Ban quản lý Tổ mà người đại diện là Tổ trưởng. Ban quản lý Tổ chỉ được thực hiện những nội dung công việc trong Hợp đồng ủy nhiệm đã ký với NHCSXH.
- Đôn đốc các tổ viên trong Tổ sử dụng vốn vay đúng mục đích; trả nợ trả lãi đúng hạn. Nếu tổ viên gặp khó khăn chưa trả được nợ thì có biện pháp giúp đỡ tổ viên trả nợ Ngân hàng.
- Trực tiếp giám sát việc sử dụng vốn vay, sản xuất kinh doanh, thu nhập và trả nợ Ngân hàng của tổ viên. Thông báo kịp thời cho NHCSXH, chính quyền địa phương những trường hợp tổ viên sử dụng vốn vay sai mục đích, thay đổi chỗ ở ra ngoài địa bàn xã và các trường hợp khác ảnh hưởng đến hoạt động của Tổ và chất lượng tín dụng.
- Ban quản lý Tổ phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Trưởng thôn, tổ chức, chính trị - xã hội nhận ủy thác, UBND cấp xã và NHCSXH. Phải tham gia và chứng kiến việc kiểm tra sử dụng vốn vay, đối chiếu nợ vay và số dư tiền gửi tại hộ của các tổ chức, cơ quan có trách nhiệm.
- Chủ động đôn đốc, tham mưu và phối kết hợp với Trưởng thôn, tổ chức chính trị - xã hội, Ban giảm nghèo và UBND cấp xã xử lý các trường hợp nợ quá hạn, nợ bị chiếm dụng, đặc biệt có biện pháp thu hồi đối với trường hợp có điều kiện trả nợ đến hạn, quá hạn nhưng không trả nợ và tất cả các trường hợp chiếm dụng vốn gốc, lãi của tổ viên.
- Phối kết hợp với Trưởng thôn, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện kiểm tra, xác minh và có ý kiến về việc tổ viên đề nghị gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, xử lý nợ bị rủi ro.
- Đề xuất, kiến nghị và khiếu nại với chính quyền, NHCSXH và các cơ quan liên quan về việc thực hiện chủ trương, chính sách cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Như vậy, mục đích thành lập, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Tiết kiệm và vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội được quy định cụ thể như trên. Để bầu tổ trưởng cho Tổ này trước tiên phải bầu ban quản lý tổ, sau đó bầu ra tổ trưởng theo trình tự cụ thể nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?