Tổ hợp tác sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù được vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội mức vốn tối đa bao nhiêu?
- Tổ hợp tác có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù để được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội cần điều kiện gì?
- Mức vốn cho vay tối đa đối với một người tại tổ hợp tác có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù là bao nhiêu?
- Phương thức cho vay đối với tổ hợp tác có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội thế nào?
Tổ hợp tác có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù để được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội cần điều kiện gì?
Tổ hợp tác được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 77/2019/NĐ-CP là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù thuộc đối tượng vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg.
Tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg quy định điều kiện vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội đối với tổ hợp tác có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù như sau:
- Được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;
- Sử dụng tối thiểu 10% tổng số lao động là người chấp hành xong án phạt tù đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có nhu cầu vay vốn; có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, do Công an cấp xã lập và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Thời gian kể từ khi chấp hành xong án phạt tù đến thời điểm vay vốn tối đa là 05 năm;
Và ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động;
- Có phương án vay vốn và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện phương án xác nhận theo Mẫu số 02 kèm theo Quyết định 22/2023/QĐ-TTg.
Đồng thời, tổ hợp tác có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù phải thuộc trường hợp không còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các chương trình tín dụng khác có cùng mục đích sử dụng vốn vay để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo quy định của pháp luật.
Tổ hợp tác có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (Hình từ Internet)
Mức vốn cho vay tối đa đối với một người tại tổ hợp tác có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù là bao nhiêu?
Mức vốn cho vay được quy định tại Điều 6 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg như sau:
Mức vốn cho vay
1. Đối với vay vốn để đào tạo nghề
Mức vốn cho vay tối đa là 04 triệu đồng/tháng/người chấp hành xong án phạt tù.
2. Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm
a) Người chấp hành xong án phạt tù: Mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù;
b) Cơ sở sản xuất kinh doanh: Mức vốn cho vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
Như vậy, đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, mức vốn cho vay tối đa đối với tổ hợp tác có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại tổ hợp tác.
Phương thức cho vay đối với tổ hợp tác có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội thế nào?
Phương thức cho vay đối với tổ hợp tác có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội được quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg như sau:
Phương thức cho vay
1. Đối với người chấp hành xong án phạt tù
a) Thực hiện phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình của người chấp hành xong án phạt tù là người đứng tên vay vốn và giao dịch với Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp trong hộ gia đình không còn thành viên nào từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc thành viên còn lại không còn sức lao động, không có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật thì người chấp hành xong án phạt tù trực tiếp đứng tên vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội;
b) Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện cho vay theo phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội.
2. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh
Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện cho vay trực tiếp.
Theo đó, đối với tổ hợp tác có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù, Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện cho vay trực tiếp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?