Tổ hợp tác hoạt động liên tục 12 tháng từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác có được chuyển đổi sang hợp tác xã không?
Tổ hợp tác hoạt động liên tục 12 tháng từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác có được chuyển đổi sang hợp tác xã không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 108 Luật Hợp tác xã 2023 quy định như sau:
Chuyển đổi tổ hợp tác thành hợp tác xã
1. Tổ hợp tác được chuyển đổi thành hợp tác xã khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác;
b) Hoạt động liên tục ít nhất 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác;
c) Được tất cả thành viên tán thành.
2. Việc thành lập hợp tác xã trên cơ sở chuyển đổi từ tổ hợp tác được thực hiện theo quy định về thành lập hợp tác xã tại Luật này.
3. Hợp tác xã được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ tổ hợp tác kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của tổ hợp tác kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
Như vậy, tổ hợp tác sẽ được chuyển đổi thành hợp tác xã khi đáp ứng điều kiện hoạt động liên tục ít nhất 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác.
Ngoài ra, tổ hợp tác còn phải đáp ứng những điều kiện sau để chuyển đổi thành hợp tác xã:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác;
- Được tất cả thành viên tán thành.
Tổ hợp tác hoạt động liên tục 12 tháng từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác có được chuyển đổi sang hợp tác xã không? (Hình từ Internet)
Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với tổ hợp tác chuyển đổi thành hợp tác xã được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 109 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với tổ hợp tác chuyển đổi thành hợp tác xã như sau:
- Cơ quan đăng ký kinh doanh tư vấn, hướng dẫn miễn phí về hồ sơ, thủ tục chuyển đổi tổ hợp tác thành hợp tác xã.
- Tư vấn, hướng dẫn miễn phí thủ tục hành chính về thuế và chế độ kế toán tối đa trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã lần đầu theo quy định của Chính phủ.
- Miễn lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã lần đầu; miễn phí thẩm định, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã lần đầu.
- Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hợp tác xã chuyển đổi từ tổ hợp tác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với hợp tác xã chuyển đổi từ tổ hợp tác theo quy định của pháp luật về đất đai.
Quyền của tổ hợp tác được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 107 Luật Hợp tác xã 2023 quy định như sau:
Thành lập, hoạt động của tổ hợp tác
1. Việc thành lập, tổ chức, hoạt động của tổ hợp tác được thực hiện trên cơ sở hợp đồng hợp tác theo quy định của pháp luật dân sự.
2. Tổ hợp tác khi có góp vốn và hợp đồng hợp tác không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc tổ hợp tác đề nghị thụ hưởng chính sách của Nhà nước phải đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh; khuyến khích tổ hợp tác khác đăng ký.
3. Tổ hợp tác có quyền sau đây:
a) Có tên riêng;
b) Kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm; được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật;
c) Hợp tác kinh doanh với cá nhân, tổ chức để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;
d) Mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật có liên quan;
đ) Xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự;
e) Được hưởng chính sách của Nhà nước khi có đủ điều kiện;
g) Quyền khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng hợp tác.
4. Tổ hợp tác có nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, người lao động, cá nhân và tổ chức có liên quan;
b) Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ đối với thành viên, cá nhân, tổ chức có liên quan;
c) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng hợp tác.
5. Chính phủ quy định chi tiết các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
6. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành biểu mẫu thực hiện thủ tục đăng ký tổ hợp tác.
Theo đó, tổ hợp tác sẽ có những quyền sau:
- Có tên riêng;
- Kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm; được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Hợp tác kinh doanh với cá nhân, tổ chức để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật có liên quan;
- Xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự;
- Được hưởng chính sách của Nhà nước khi có đủ điều kiện;
- Quyền khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng hợp tác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với đoàn viên công đoàn trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684?
- Thông tin gốc về doanh nghiệp là gì? Ngành nghề kinh doanh có được ghi nhận vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp?
- Di dời công trình xây dựng là gì? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép di dời công trình gồm những giấy tờ nào?
- Thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở là gì? Có bao gồm thời hạn sử dụng công trình xây dựng không?
- Tiêu chuẩn trình độ học vấn hội viên Hội Nhà báo Việt Nam? Hội viên nghỉ theo chế độ BHXH thì có được nghỉ sinh hoạt Hội không?