Tổ hợp tác có bắt buộc phải có ban điều hành hay không? Thành viên ban điều hành tổ hợp tác được bầu từ những ai?
Tổ hợp tác có bắt buộc phải có ban điều hành hay không?
Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định về cơ chế điều hành hoạt động của tổ hợp tác như sau:
Cơ chế điều hành hoạt động của tổ hợp tác
1. Trong trường hợp cần thiết, tổ hợp tác có thể bầu tổ trưởng tổ hợp tác, ban điều hành và tổ chức các cuộc họp thành viên để điều hành các hoạt động của tổ hợp tác.
2. Quyền hạn, trách nhiệm của tổ trưởng, ban điều hành tổ hợp tác (nếu có) phải được quy định trong hợp đồng hợp tác. Trường hợp hợp đồng hợp tác không quy định, tổ trưởng, ban điều hành tổ hợp tác được thực hiện theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 Nghị định này.
Như vậy, hiện nay chỉ quy định trong trường hợp cần thiết thì tổ hợp tác có thể bầu tổ trưởng tổ hợp tác, ban điều hành và tổ chức các cuộc họp thành viên để điều hành các hoạt động của tổ hợp tác. Do đó, không bắt buộc mọi tổ hợp tác đều phải có ban điều hành.
Ban điều hành tổ hợp tác (Hình từ Internet)
Thành viên ban điều hành tổ hợp tác được bầu từ những ai?
Tại Điều 19 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định về ban điều hành tổ hợp tác cụ thể như sau:
Ban điều hành tổ hợp tác
1. Thành viên ban điều hành tổ hợp tác được bầu từ các thành viên tổ hợp tác, tại cuộc họp thành viên tổ hợp tác và được hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tán thành, số lượng thành viên ban điều hành là số lẻ, do tổ hợp tác tự quy định.
2. Ban điều hành chịu trách nhiệm thực hiện một số nhiệm vụ quản lý, điều hành tổ hợp tác theo sự phân công của tổ trưởng tổ hợp tác và phải được các thành viên tán thành.
Theo đó, thành viên ban điều hành tổ hợp tác sẽ được bầu từ các thành viên tổ hợp tác, tại cuộc họp thành viên tổ hợp tác và được hơn 50% tổng số thành viên tán thành, số lượng thành viên ban điều hành sẽ là số lẻ, do tổ hợp tác tự quy định.
Việc phân chia hoa lợi, lợi tức của tổ hợp tác được thực hiện theo quy định nào?
Theo Điều 23 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định về việc phân chia hoa lợi, lợi tức, xử lý lỗ của tổ hợp tác như sau:
Phân chia hoa lợi, lợi tức, xử lý lỗ
1. Căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác, tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) lập phương án phân chia hoa lợi, lợi tức, xử lý lỗ của tổ hợp tác và báo cáo thành viên tại cuộc họp toàn thể thành viên.
2. Việc phân chia hoa lợi, lợi tức và các phương án tài chính khác của tổ hợp tác được tiến hành sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước (nếu có), nghĩa vụ với người lao động (nếu có).
3. Hợp đồng hợp tác quy định cụ thể việc xử lý trong trường hợp tổ hợp tác bị lỗ hoặc gặp rủi ro khác.
Theo đó, việc phân phân chia hoa lợi, lợi tức sẽ dựa trên quy định tại hợp đồng hợp tác, phương án phân chia hoa lợi, lợi tức của tổ hợp tác.
Tổ hợp tác sẽ bị chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định về việc chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác cụ thể như sau:
Chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác
1. Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động trong trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;
b) Mục đích hợp tác đã đạt được;
c) Không duy trì số lượng thành viên tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này;
d) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Theo quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan;
e) Theo thỏa thuận của các thành viên tổ hợp tác.
2. Việc chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều này phải được một trăm phần trăm (100%) tổng số thành viên tổ hợp tác tán thành, thể hiện bằng biên bản họp tổ hợp tác, có chữ ký xác nhận của tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) và các thành viên tổ hợp tác, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác quy định khác.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) gửi thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động (Mẫu I.03), kèm biên bản cuộc họp thành viên tổ hợp tác đến cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác hoạt động.
Như vậy, khi thuộc một trong những trường hợp sau đây thì tổ hợp tác sẽ bị chấm dứt hoạt động:
- Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;
- Mục đích hợp tác đã đạt được;
- Không duy trì số lượng thành viên tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này;
- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Theo quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan;
- Theo thỏa thuận của các thành viên tổ hợp tác (Trường hợp này phải được 100% tổng số thành viên tổ hợp tác tán thành, thể hiện bằng biên bản họp tổ hợp tác, có chữ ký xác nhận của tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) và các thành viên tổ hợp tác, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác quy định khác)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tinh gọn bộ máy cấp huyện: Thay thế những người kém năng lực không hoàn thành nhiệm vụ theo Nghị quyết 18?
- Tổng hợp mẫu quyết định cho thôi việc mới nhất 2025? Tải mẫu quyết định cho thôi việc năm 2025?
- Giao 3.212 biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An? Tải về phụ lục xem chi tiết?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?