Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân gồm những ai?
- Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân gồm những ai?
- Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân do ai trực tiếp điều hành?
- Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân gồm những ai?
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ đạo như sau:
Cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ đạo
...
3. Cơ quan thường trực
Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao là Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo. Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo giao các thành viên Tổ Giúp việc thuộc Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, do Tổ trưởng Tổ Giúp việc trực tiếp phân công và điều hành dưới sự chỉ đạo của Thường trực Ban Chỉ đạo.
4. Tổ Giúp việc do Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định thành lập. Tổ Giúp việc có Tổ trưởng là Phó Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổ phó và các thành viên, do Phó Trưởng Ban Chỉ đạo đề xuất.
Như vậy, theo quy định, Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
(1) Tổ trưởng là Phó Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
(2) Tổ phó và các thành viên, do Phó Trưởng Ban Chỉ đạo đề xuất.
Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân gồm những ai? (Hình từ Internet)
Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân do ai trực tiếp điều hành?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Trưởng Ban Chỉ đạo như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Trưởng Ban Chỉ đạo
...
2. Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo. Chịu trách nhiệm báo cáo đề xuất Trưởng Ban Chỉ đạo về phương hướng nhiệm vụ công tác hằng năm của Ban Chỉ đạo; ký một số văn bản theo sự phân công của Trưởng Ban.
3. Trực tiếp điều hành Tổ Giúp việc và giải quyết các công việc thường xuyên liên quan đến chương trình công tác của Ban Chỉ đạo.
4. Chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo khi được Trưởng Ban Chỉ đạo ủy quyền.
...
Như vậy, theo quy định, Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân do Phó Trưởng Ban Chỉ đạo trực tiếp điều hành.
Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 11 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Giúp việc như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Giúp việc
1. Tham mưu, đề xuất với Ban Chỉ đạo về các biện pháp tổ chức, đôn đốc, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra công tác triển khai, thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.
2. Giúp Ban Chỉ đạo xây dựng dự thảo chương trình công tác, kế hoạch kiểm tra việc thực hiện dân chủ hằng năm gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện Kiểm sát nhân dân.
3. Giúp Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện kế hoạch kiểm tra của Ban Chỉ đạo.
4. Giúp Ban Chỉ đạo xây dựng báo cáo sơ kết, tổng kết việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân và các báo cáo khác theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Chuẩn bị các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, kiến nghị, đề xuất để Ban Chỉ đạo có biện pháp chỉ đạo kịp thời.
6. Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo và góp ý các văn bản khi được lấy ý kiến, có trách nhiệm ghi biên bản các cuộc họp và hoàn thiện văn bản sau cuộc họp.
7. Cập nhật các kết luận của đoàn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dân chủ tại các cơ quan, đơn vị và các báo cáo kết quả tự kiểm tra việc của các cơ quan, đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân hằng năm để tổng hợp, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo.
8. Tham gia Đoàn kiểm tra việc thực hiện dân chủ (khi được Thường trực Ban Chỉ đạo phân công).
9. Tiếp nhận, xử lý và lưu trữ các văn bản có liên quan đến việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng Ban Chỉ đạo giao.
Như vậy, Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
(1) Tham mưu, đề xuất với Ban Chỉ đạo về các biện pháp tổ chức, đôn đốc, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra công tác triển khai, thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.
(2) Giúp Ban Chỉ đạo xây dựng dự thảo chương trình công tác, kế hoạch kiểm tra việc thực hiện dân chủ hằng năm gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện Kiểm sát nhân dân.
(3) Giúp Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện kế hoạch kiểm tra của Ban Chỉ đạo.
(4) Giúp Ban Chỉ đạo xây dựng báo cáo sơ kết, tổng kết việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân và các báo cáo khác theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
(5) Chuẩn bị các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, kiến nghị, đề xuất để Ban Chỉ đạo có biện pháp chỉ đạo kịp thời.
(6) Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo và góp ý các văn bản khi được lấy ý kiến, có trách nhiệm ghi biên bản các cuộc họp và hoàn thiện văn bản sau cuộc họp.
(7) Cập nhật các kết luận của đoàn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dân chủ tại các cơ quan, đơn vị và các báo cáo kết quả tự kiểm tra việc của các cơ quan, đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân hằng năm để tổng hợp, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo.
(8) Tham gia Đoàn kiểm tra việc thực hiện dân chủ (khi được Thường trực Ban Chỉ đạo phân công).
(9) Tiếp nhận, xử lý và lưu trữ các văn bản có liên quan đến việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.
(10) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng Ban Chỉ đạo giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thực tập sinh có được thưởng Tết không? Người lao động đang thử việc, nghỉ Tết có được hưởng lương không?
- Người dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển sinh theo chế độ cử tuyển không? Sinh viên theo chế độ cử tuyển hưởng học bổng chính sách bao nhiêu?
- Dự án dầu khí ở nước ngoài là gì? Để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài nhà đầu tư được làm những gì?
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?