Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện hoạt động giám sát theo sự phân công của ai? Có được tự mình thực hiện hoạt động giám sát hay không?
Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện hoạt động giám sát theo sự phân công của ai?
Căn cứ theo Điều 18 Nghị quyết 594/NQ-UBTVQH15 năm 2022 quy định về hoạt động giám sát của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cụ thể như sau:
Hoạt động giám sát của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Căn cứ vào chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân và điều kiện thực tế tại địa bàn, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện hoạt động giám sát theo sự phân công của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc chủ động thực hiện giám sát theo thẩm quyền của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân.
2. Trường hợp Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân chủ động giám sát theo thẩm quyền thì Tổ trưởng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp về kế hoạch, nội dung, đối tượng giám sát và thành phần tham gia giám sát trước khi thực hiện.
Như vậy, theo quy định nêu trên, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện sẽ thực hiện hoạt động giám sát theo sự phân công của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân.
Ngoài ra, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân có thể tự chủ động thực hiện giám sát theo thẩm quyền mình nhưng phải báo cáo cho Thường trực Hội đồng nhân dân.
Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (Hình từ Internet)
Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện giám sát những vấn đề gì?
Tại Điều 83 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về hoạt động giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:
Hoạt động giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
a) Chất vấn những người bị chất vấn quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 của Luật này;
b) Giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp;
c) Giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương;
d) Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.
2. Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện giám sát việc tuân theo Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp tại địa phương hoặc về các vấn đề do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công; tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện hoạt động giám sát.
Theo đó, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện sẽ thực giám sát những vấn đề sau đây:
- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp tại địa phương hoặc về các vấn đề do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công;
- Tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện hoạt động giám sát.
Nhiệm vụ của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân trong giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương?
Căn cứ theo Điều 86 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về việc giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương như sau:
Giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương
1. Đại biểu Hội đồng nhân dân thường xuyên theo dõi, xem xét việc thi hành pháp luật tại địa phương.
2. Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát việc thi hành pháp luật trên địa bàn nơi đại biểu ứng cử.
3. Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thông báo nội dung, kế hoạch giám sát cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là 07 ngày trước ngày bắt đầu tiến hành hoạt động giám sát;
b) Mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia giám sát.
4. Khi tiến hành giám sát, đại biểu Hội đồng nhân dân có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát;
b) Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; trường hợp cơ quan, tổ chức không thực hiện hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân không đồng ý với việc giải quyết thì đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét giải quyết;
c) Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát, đại biểu Hội đồng nhân dân báo cáo kết quả giám sát với Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Theo đó, khi giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thông báo nội dung, kế hoạch giám sát cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là 07 ngày trước ngày bắt đầu tiến hành hoạt động giám sát;
- Mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia giám sát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được tham gia BHYT hộ gia đình không? 03 chính sách của Nhà nước về BHYT hiện nay?
- Hướng dẫn viết đơn đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách nhà nước chính xác nhất?
- Cơ sở dạy học mầm non có phải chịu thuế GTGT khi thu tiền ăn của học sinh dưới hình thức thu hộ không?
- Ngày 22 tháng 12 Quân nhân chuyên nghiệp có được nghỉ? Lá thư gửi chú bộ đội Biên phòng nhân ngày 22 tháng 12 cảm động?
- Mẫu thông báo xem xét, xử lý kỷ luật công chức, viên chức mới nhất theo Quyết định 531? Tải mẫu thông báo?