Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài thực hiện những nhiệm vụ gì? Và có các quyền hạn nào?
Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo Điều 2 Quy chế hoạt động của Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-TTg năm 2020 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ công tác
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ công tác thực hiện theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 850/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài.
Dẫn chiếu theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 1242/QĐ-TTg năm 2021 (thay thế Quyết định 850/QĐ-TTg năm 2020) quy định về nhiệm vụ của Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ công tác
1. Nhiệm vụ của Tổ công tác:
a) Tổ chức rà soát, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành, địa phương;
b) Giải thích, hướng dẫn thực hiện thống nhất quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định liên quan nhằm tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy triển khai dự án đầu tư theo đúng quy định của pháp luật;
c) Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành và địa phương để giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư;
d) Đề xuất hướng xử lý những vướng mắc thuộc chức năng của các cấp có thẩm quyền;
đ) Đôn đốc, giám sát quá trình giải quyết các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương;
e) Tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ các cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm nắm bắt kịp thời cơ hội hợp tác đầu tư trong tình hình mới;
g) Chủ động tiếp cận, đàm phán với các Tập đoàn lớn, có công nghệ cao nhằm vận động, xúc tiến đầu tư;
h) Thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các dự án có chất lượng, quy mô vốn lớn, công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, có sự lan tỏa, cam kết hợp tác, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị, đầu tư vào các công đoạn có giá trị gia tăng cao gắn với hợp tác đào tạo nhân lực, nghiên cứu và phát triển;
i) Hỗ trợ, giải quyết các vướng mắc cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang tìm hiểu cơ hội đầu tư, mở rộng đầu tư tại Việt nam;
k) Định kỳ hằng quý hoặc trong trường hợp cần thiết báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả, tiến độ, hướng xử lý nhằm kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và kiến nghị khen thưởng, kỷ luật các tổ chức, cá nhân liên quan;
l) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
...
Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài thực hiện những nhiệm vụ gì? Và có các quyền hạn nào? (Hình từ Internet)
Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài có các quyền hạn nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 1242/QĐ-TTg năm 2021 (thay thế Quyết định 850/QĐ-TTg năm 2020) quy định Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài có các quyền hạn như sau:
- Yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cung cấp thông tin, phối hợp thực hiện, cử cán bộ và giải quyết dứt điểm vướng mắc thuộc thẩm quyền của cơ quan đó;
- Mời lãnh đạo các cơ quan trung ương và địa phương liên quan hoặc các tổ chức, chuyên gia để phối hợp, tham vấn thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác.
Nguyên tắc và chế độ làm việc của Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài như thế nào?
Theo Điều 3 Quy chế hoạt động của Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-TTg năm 2020 quy định như sau:
Nguyên tắc và chế độ làm việc
1. Tổ trưởng, Tổ phó thường trực, Tổ phó (sau đây gọi là lãnh đạo Tổ công tác) và các thành viên Tổ công tác, Nhóm giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Tổ công tác làm việc theo nguyên tắc tập trung thống nhất, các thành viên Tổ công tác chịu trách nhiệm về phần việc được phân công.
2. Tổ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về mọi hoạt động của Tổ công tác. Tổ phó thường trực chủ động chỉ đạo thực hiện toàn bộ các hoạt động hằng ngày của Tổ công tác, nếu có vấn đề cần xin ý kiến sẽ làm văn bản hoặc xin ý kiến trực tiếp Tổ trưởng.
3. Tổ công tác họp khi cần thiết để trao đổi, quyết định những vấn đề lớn. Tổ công tác họp theo thông báo mời họp của lãnh đạo Tổ công tác.
4. Ý kiến tham gia của các thành viên Tổ công tác là ý kiến chính thức của cơ quan nơi thành viên Tổ công tác làm việc.
5. Các thành viên Tổ công tác chỉ định lãnh đạo cấp Vụ trong bộ, ngành mình làm đầu mối phối hợp với nhóm giúp việc đặt tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư để triển khai các nhiệm vụ của Tổ công tác. Đồng thời sử dụng kinh phí, bộ máy tổ chức của cơ quan mình để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
6. Tổ trưởng ký các văn bản chỉ đạo, sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; Tổ phó thường trực và Tổ phó ký các văn bản, sử dụng con dấu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các thành viên khác của Tổ công tác ký các văn bản sử dụng con dấu của cơ quan mình.
7. Tổ công tác được yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cung cấp các thông tin cần thiết; yêu cầu hỗ trợ, phối hợp trong quá trình hoạt động. Các cơ quan được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, hỗ trợ và phối hợp triển khai các nhiệm vụ của Tổ công tác trong thời hạn được yêu cầu.
8. Tổ công tác được huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, các chuyên gia trong và ngoài nước khi cần thiết.
9. Các nội dung trao đổi của Tổ công tác, ý kiến tham mưu của các thành viên, ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Tổ công tác và các tài liệu liên quan được bảo mật. Mọi thông tin, phát ngôn và công tác truyền thông, báo chí được thực hiện sau khi có ý kiến chấp thuận của Tổ trưởng hoặc Tổ phó thường trực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?