Tổ chức tôn giáo tự giải thể thì có cần phải gửi hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước chấp thuận hay không?
Tổ chức tôn giáo tự giải thể thì có cần phải gửi hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước chấp thuận không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 95/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của hiến chương
1. Tổ chức tôn giáo tự giải thể hoặc tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của hiến chương có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này.
...
Theo đó, tổ chức tôn giáo tự giải thể hoặc tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của hiến chương có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, tổ chức tôn giáo tự giải thể có trách nhiệm phải gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận việc giải thể.
Tổ chức tôn giáo tự giải thể thì có cần phải gửi hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước chấp thuận giải thể không? (Hình từ Internet)
Tổ chức tôn giáo tự giải thể có cần bản kê khai tài sản trong hồ sơ đề nghị chấp thuận giải thể hay không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 95/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của hiến chương
...
2. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên, người đại diện, trụ sở của tổ chức đề nghị; tên, người đại diện, trụ sở, cơ cấu tổ chức của tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể; lý do và dự kiến thời điểm giải thể;
b) Bản kê khai tài sản, tài chính;
c) Phương thức xử lý tài sản, tài chính và thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có);
d) Danh sách tổ chức tôn giáo trực thuộc.
3. Tổ chức tôn giáo tự giải thể hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể có trách nhiệm đăng thông báo thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có) cho các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định sau đây:
a) Trên 05 số liên tiếp của báo in ra hàng ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên báo điện tử ở trung ương đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh;
b) Trên 05 số liên tiếp của báo in ra hàng ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên báo điện tử ở địa phương đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.
...
Theo quy định nêu trên, hồ sơ đề nghị giải thể của tổ chức tôn giáo tự giải thể bao gồm:
(1) Văn bản đề nghị nêu rõ tên, người đại diện, trụ sở của tổ chức đề nghị; tên, người đại diện, trụ sở, cơ cấu tổ chức của tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể; lý do và dự kiến thời điểm giải thể;
(2) Bản kê khai tài sản, tài chính;
(3) Phương thức xử lý tài sản, tài chính và thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có);
(4) Danh sách tổ chức tôn giáo trực thuộc.
Như vậy, tổ chức tôn giáo tự giải thể phải nộp bản kê khai tài sản, tài chính trong hồ sơ đề nghị chấp thuận giải thể.
Ai có thẩm quyền chấp thuận việc giải thể của tổ chức tôn giáo?
Thẩm quyền chấp thuận giải thể được quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 95/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của hiến chương
...
4. Thẩm quyền chấp thuận giải thể:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận việc giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày hết thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có) và thanh lý tài sản, tài chính ghi trong thông báo của tổ chức mà không có khiếu nại; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chấp thuận việc giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày hết thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có) và thanh lý tài sản, tài chính ghi trong thông báo của tổ chức mà không có khiếu nại; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Đối với tổ chức tôn giáo tự giải thể, thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này chấp thuận cho tổ chức giải thể là thời điểm tổ chức phải nộp lại bản chính quyết định công nhận tổ chức tôn giáo; giấy chứng nhận của cơ quan công an về việc tổ chức đã nộp, hủy con dấu theo quy định.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, thẩm quyền chấp thuận việc giải thể của tổ chức tôn giáo được phân định như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận việc giải thể tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh;
- Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chấp thuận việc giải thể tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh.
Lưu ý: Đối với tổ chức tôn giáo tự giải thể, thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận cho tổ chức giải thể là thời điểm tổ chức phải nộp lại bản chính quyết định công nhận tổ chức tôn giáo; giấy chứng nhận của cơ quan công an về việc tổ chức đã nộp, hủy con dấu theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?