Tổ chức tôn giáo là gì? Hoạt động của các tổ chức tôn giáo hiện nay có mã ngành kinh tế bao nhiêu?

Cho anh hỏi: Hoạt động của các tổ chức tôn giáo có mã ngành kinh tế bao nhiêu? Nhóm ngành Hoạt động của các tổ chức tôn giáo bao gồm những hoạt động thế nào? Anh cảm ơn. - câu hỏi của anh T. (Hậu Giang).

Tổ chức tôn giáo là gì? Hoạt động của các tổ chức tôn giáo hiện nay có mã ngành kinh tế bao nhiêu?

Tổ chức tôn giáo được giải thích theo Phụ lục II - Nội dung chỉ tiêu thống kê ngành Nội vụ ban hành kèm theo Thông tư 9/2022/TT-BNV là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo.

Căn cứ theo Phụ lục I - Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg như sau:

Hoạt động của các tổ chức tôn giáo có mã ngành kinh tế là 94910.

Nhóm ngành Hoạt động của các tổ chức tôn giáo bao gồm những hoạt động nào?

Hoạt động của các tổ chức tôn giáo là một trong những ngành, nghề thuộc hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được quy định tại STT 94 Phần S Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg như sau:

9491 - 94910: Hoạt động của các tổ chức tôn giáo

Nhóm này gồm

- Hoạt động của các tổ chức tôn giáo (Thiên chúa giáo, Phật giáo...) cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người theo đạo trong nhà thờ, đền, chùa, giáo đường hoặc các nơi khác;

- Hoạt động của các tổ chức cung cấp cho các nhà tu;

- Hoạt động ẩn dật tu hành.

Nhóm này cũng gồm: Dịch vụ lễ tang tôn giáo.

Loại trừ:

- Giáo dục của các tổ chức trên được phân vào ngành 85 (Giáo dục và đào tạo);

- Hoạt động của các tổ chức y tế này được phân vào ngành 86 (Hoạt động y tế);

- Hoạt động lao động xã hội bởi các tổ chức này được phân vào ngành 87 (Hoạt động chăm sóc, điều dưỡng tập trung), 88 (Hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung).

Tổ chức tôn giáo

Tổ chức tôn giáo là gì? Hoạt động của các tổ chức tôn giáo hiện nay có mã ngành kinh tế bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Tổ chức tôn giáo được công nhận cần đáp ứng những điều kiện gì?

Tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được công nhận là tổ chức tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 21 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:

Điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo
Tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được công nhận là tổ chức tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;
2. Có hiến chương theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
3. Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
4. Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương;
5. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
6. Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Như vậy, tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được công nhận là tổ chức tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;

- Có hiến chương theo quy định tại Điều 23 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, cụ thể:

Hiến chương của tổ chức tôn giáo
Hiến chương của tổ chức tôn giáo có những nội dung cơ bản sau đây:
1. Tên của tổ chức;
2. Tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc hoạt động;
3. Địa bàn hoạt động, trụ sở chính;
4. Tài chính, tài sản;
5. Người đại diện theo pháp luật, mẫu con dấu;
6. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;
7. Nhiệm vụ, quyền hạn của ban lãnh đạo tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;
8. Điều kiện, tiêu chuẩn, thẩm quyền, cách thức phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển, cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
9. Điều kiện, thẩm quyền, cách thức giải thể tổ chức tôn giáo; thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc;
10. Việc tổ chức hội nghị, đại hội; thể thức thông qua quyết định, sửa đổi, bổ sung hiến chương; nguyên tắc, phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ của tổ chức;
11. Quan hệ giữa tổ chức tôn giáo với tổ chức tôn giáo trực thuộc, giữa tổ chức tôn giáo với tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

- Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;

- Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương;

- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

- Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Tổ chức tôn giáo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu thông báo về việc tổ chức quyên góp của tổ chức tôn giáo mới nhất hiện được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu thông báo về việc tổ chức tôn giáo ở Việt Nam chấm dứt gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cơ quan nào có nhiệm vụ làm đầu mối liên hệ với các tổ chức tôn giáo trong nước và quốc tế, đối ngoại tôn giáo và đấu tranh nhân quyền?
Pháp luật
Văn bản chấp thuận việc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc sẽ hết hiệu lực khi nào theo quy định?
Pháp luật
Tẩn xuất là gì? Để xảy ra sai phạm ảnh hưởng đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì sẽ bị tẩn xuất đúng không?
Pháp luật
Tín đồ là gì? Tổ chức tôn giáo trước khi cử tín đồ tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài cần làm gì?
Pháp luật
Tổ chức tôn giáo là gì? Hoạt động của các tổ chức tôn giáo hiện nay có mã ngành kinh tế bao nhiêu?
Pháp luật
Chùa có phải là tổ chức tôn giáo không? Nếu không phải thì chùa có tư cách pháp nhân hay không?
Pháp luật
Tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh thì phải thông báo danh mục hoạt động tôn giáo đến cơ quan nào?
Pháp luật
Tổ chức tôn giáo trực thuộc có phải là một pháp nhân phi thương mại hay không? Hồ sơ đăng ký pháp nhân phi thương mại gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ chức tôn giáo
560 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổ chức tôn giáo
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: