Tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh thực hiện đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc ra sao?
- Thành phần hồ sơ đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc tại tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh gồm những gì?
- Thủ tục đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc tại tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh ra sao?
- Người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc tại tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh phải đáp ứng những yêu cầu, điều kiện gì?
Thành phần hồ sơ đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc tại tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 34 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 về việc đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc như sau:
Đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc
1. Tổ chức tôn giáo trước khi bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc sau đây có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương:
a) Thành viên ban lãnh đạo tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động trong nhiều tỉnh;
b) Người đứng đầu tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động trong nhiều tỉnh;
c) Người đứng đầu cơ sở đào tạo tôn giáo.
2. Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi thực hiện việc bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi chức việc cư trú và hoạt động tôn giáo.
3. Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo trước khi thực hiện việc bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật này.
4. Hồ sơ đăng ký gồm:
a) Văn bản đăng ký nêu rõ họ và tên người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử; phẩm vị, chức vụ, địa bàn phụ trách trước và sau khi được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử;
b) Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử;
c) Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.
5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do.
6. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.
7. Đối với người dự kiến lãnh đạo tổ chức quy định tại các điều 19, 22, 29 và 38 của Luật này sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chỉ thực hiện thông báo kết quả về người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử theo quy định tại khoản 6 Điều này.
Như vậy, theo khoản 4 Điều 34 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 được trích dẫn nêu trên thì hồ sơ đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc tại tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh bao gồm:
- Văn bản đăng ký (theo mẫu);
- Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử;
- Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.
Tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh thực hiện đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc ra sao?
Thủ tục đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc tại tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh ra sao?
Thủ tục đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc tại tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh hiện nay được thực hiện theo quy định tại tiểu mục 13 Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BNV năm 2018 như sau:
(1) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trước khi thực hiện việc bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến Ban Tôn giáo Chính phủ.
- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ thông báo qua mạng Internet hoặc văn bản cho tổ chức để hoàn chỉnh hồ sơ.
- Bước 3: Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan (nếu cần) thẩm định hồ sơ chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc. Trường hợp từ chối đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(2) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ban Tôn giáo Chính phủ; qua đường bưu chính hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến.
Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ và có giấy hẹn trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.
(3) Thời hạn giải quyết: 20 ngày kể từ ngày Ban Tôn giáo Chính phủ nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ.
Người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc tại tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh phải đáp ứng những yêu cầu, điều kiện gì?
Căn cứ khoản k tiểu mục 13 Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BNV năm 2018 như sau:
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NGƯỜI ĐƯỢC BỔ NHIỆM, BẦU CỬ, SUY CỬ LÀM CHỨC VIỆC CỦA TỔ CHỨC ĐƯỢC CẤP CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở NHIỀU TỈNH
...
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
- Không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Như vậy, người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc tại tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y nhưng vẫn hành nghề bị phạt bao nhiêu? Hồ sơ đăng ký cấp lại gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu biên bản bàn giao công tác kế toán mới nhất là mẫu nào? Tải về biên bản bàn giao công tác kế toán?
- Vi phạm hành chính về hóa đơn do bị lệ thuộc về vật chất có được xem là tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế, hóa đơn?
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?