Tổ chức tín dụng mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước không được hoàn trả tiền đặt cọc trong trường hợp nào?

Tính giá trị đặt cọc của tổ chức tín dụng khi mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước thế nào? Tổ chức tín dụng mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước hoàn trả tiền đặt cọc như thế nào? Trường hợp nào sẽ không được hoàn cọc? Câu hỏi của anh Khoa (Hải Phòng).

Tính giá trị đặt cọc của tổ chức tín dụng khi mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước thế nào?

Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 06/2013/TT-NHNN có quy định về việc đặt cọc như sau:

Đặt cọc
1. Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp phải thực hiện đặt cọc nhằm bảo đảm cho nghĩa vụ xác nhận và thực hiện giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước.
2. Giá trị đặt cọc của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khi mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước được tính theo công thức sau:
Giá trị đặt cọc = Tỷ lệ đặt cọc x Giá tham chiếu x Khối lượng tham chiếu
Trong đó:
Tỷ lệ đặt cọc: là tỷ lệ tính bằng phần trăm (%);
Giá tham chiếu: được tính bằng đơn vị VND/lượng;
Khối lượng tham chiếu: là khối lượng vàng miếng mua, bán tối thiểu (đối với mua, bán trực tiếp), khối lượng vàng miếng đặt thầu tối thiểu của một tổ chức tín dụng, doanh nghiệp (đối với hình thức đấu thầu); hoặc là khối lượng vàng miếng tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đăng ký mua, bán (đối với mua, bán trực tiếp) hoặc khối lượng vàng miếng đặt thầu của từng tổ chức tín dụng, doanh nghiệp (đối với hình thức đấu thầu).
Tỷ lệ đặt cọc, giá tham chiếu và khối lượng tham chiếu do Ngân hàng Nhà nước thông báo trước mỗi lần tổ chức mua bán.

Theo đó giá trị đặt cọc của tổ chức tín dụng khi mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước được tính theo công thức sau:

Giá trị đặt cọc = Tỷ lệ đặt cọc x Giá tham chiếu x Khối lượng tham chiếu

Trong đó:

- Tỷ lệ đặt cọc: là tỷ lệ tính bằng phần trăm (%);

- Giá tham chiếu: được tính bằng đơn vị VND/lượng;

- Khối lượng tham chiếu: là khối lượng vàng miếng mua, bán tối thiểu (đối với mua, bán trực tiếp), khối lượng vàng miếng đặt thầu tối thiểu của một tổ chức tín dụng, doanh nghiệp (đối với hình thức đấu thầu);

Hoặc là khối lượng vàng miếng tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đăng ký mua, bán (đối với mua, bán trực tiếp) hoặc khối lượng vàng miếng đặt thầu của từng tổ chức tín dụng, doanh nghiệp (đối với hình thức đấu thầu).

* Tỷ lệ đặt cọc, giá tham chiếu và khối lượng tham chiếu do Ngân hàng Nhà nước thông báo trước mỗi lần tổ chức mua bán.

Tổ chức tín dụng mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước

Tổ chức tín dụng mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước (Hình từ Internet)

Ngân hàng Nhà nước thực hiện hoàn cọc cho tổ chức tín dụng thế nào?

Theo khoản 2 Điều 16 Thông tư 06/2013/TT-NHNN thì Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) hoàn trả tiền đặt cọc cho tổ chức tín dụng, doanh nghiệp qua tài khoản do tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký với Ngân hàng Nhà nước theo thời hạn sau:

- Trong ngày giao dịch đối với trường hợp Ngân hàng Nhà nước ngừng mua, bán hoặc hủy đấu thầu và trường hợp tổ chức tín dụng, doanh nghiệp không được mua, bán hoặc không trúng thầu.

- Trong ngày làm việc tiếp theo ngày giao dịch đối với tổ chức tín dụng, doanh nghiệp mua vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước.

- Trong 02 (hai) ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày giao dịch đối với tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bán vàng miếng cho Ngân hàng Nhà nước.

Tổ chức tín dụng mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước không được hoàn trả tiền đặt cọc trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 06/2013/TT-NHNN quy định như sau:

Xử lý tiền đặt cọc của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp
1. Ngân hàng Nhà nước không hoàn trả tiền đặt cọc và thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng, doanh nghiệp trong trường hợp tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước (đối với mua, bán trực tiếp) hoặc trúng thầu (đối với hình thức đấu thầu) vi phạm nghĩa vụ theo quy định tại Điều 13, điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 15 Thông tư này.
...

Theo đó Ngân hàng Nhà nước không hàn trả tiền đặt cọc và thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng trong trường hợp tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước (đối với mua bán trực tiếp) hoặc trúng thầu khi vu phạm các điều sau:

- Vi phạm nghĩa vụ về việc xác nhận giao dịch, Việc xác nhận giao dịch được quy định tại Điều 13 Thông tư 06/2013/TT-NHNN như sau:

Trong thời hạn 30 (ba mươi) phút kể từ thời điểm thông báo khối lượng, giá mua, bán với từng tổ chức tín dụng đối với hình thức mua bán trực tiếp) hoặc thông báo kết quả đấu thầu (đối với hình thức đấu thầu), người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng được mua bán vàng miếng (đối với hình thức mua bán trực tiếp) hoặc trúng thầu (đối với hình thức đấu thầu) phải ký xác nhận giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước.

- Trường hợp mua vàng miếng mà tổ chức tín dụng không thanh toán, không thanh toán đầy đủ số tiền mua vàng miếng theo xác nhận giao dịch vào tài khoản thanh toán của Ngân hàng Nhà nước.

- Trường hợp bán vàng miếng mà tổ chức tín dụng không giao vàng miếng cho Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày ký văn bản xác nhận giao dịch.

Mua bán vàng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có được cấp Giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng cho doanh nghiệp có 3 chi nhánh bán hàng trong cùng 1 tỉnh hay không?
Pháp luật
Mua bán vàng miếng trực tiếp là gì? Quy trình mua bán vàng miếng trực tiếp với NHNN như thế nào?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước thông báo cho doanh nghiệp về việc xác nhận thiết lập quan hệ giao dịch mua bán vàng miếng trong thời gian nào?
Pháp luật
Hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng có phải là hoạt động kinh doanh có điều kiện hay không theo quy định?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng vàng miếng mua từ Ngân hàng Nhà nước của doanh nghiệp? Hướng dẫn lập báo cáo?
Pháp luật
Mua bán vàng miếng qua đấu thầu là gì? Có những hình thức mua bán vàng miếng nào theo quy định hiện hành?
Pháp luật
Việc thay đổi người đại diện giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước chỉ có hiệu lực khi nào?
Pháp luật
Cơ quan nào là đầu mối, phối hợp với Sở Giao dịch thực hiện nghiệp vụ thanh toán mua bán vàng miếng?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch những nội dung nào?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục thiết lập quan hệ giao dịch mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mua bán vàng
1,186 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mua bán vàng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào