Tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên giải thể thì thành viên góp vốn có được chia phần tài sản còn lại không?
- Tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên có tối đa bao nhiêu thành viên góp vốn?
- Tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn phải được chấp thuận của cơ quan nào?
- Tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên giải thể thì thành viên góp vốn có được chia phần tài sản còn lại không?
Tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên có tối đa bao nhiêu thành viên góp vốn?
Căn cứ khoản 1 Điều 77 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của thành viên góp vốn
1. Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải là pháp nhân. Tổng số thành viên góp vốn không được vượt quá 05 thành viên. Tỷ lệ sở hữu phần vốn góp tối đa của một thành viên, một thành viên và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
Việc góp vốn và tỷ lệ sở hữu phần vốn góp của tổ chức trong nước và nước ngoài tại tổ chức tài chính vi mô thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
...
Như vậy, tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên có tối đa 05 thành viên góp vốn.
Trong đó, tỷ lệ sở hữu phần vốn góp tối đa của một thành viên, một thành viên và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng đó.
Lưu ý: Việc góp vốn và tỷ lệ sở hữu phần vốn góp của tổ chức trong nước và nước ngoài tại tổ chức tài chính vi mô thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên có tối đa bao nhiêu thành viên góp vốn? (Hình từ Internet)
Tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn phải được chấp thuận của cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 như sau:
Những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện thủ tục thay đổi một trong những nội dung sau đây:
a) Tên, địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức tín dụng; tên, địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Mức vốn điều lệ, mức vốn được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Địa điểm đặt trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng;
d) Nội dung, thời hạn hoạt động;
đ) Mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu; mua, bán, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn; mua, nhận chuyển nhượng cổ phần dẫn đến trở thành cổ đông lớn. Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông, người mua, nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của tổ chức tín dụng có trách nhiệm phối hợp với tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục xin chấp thuận đối với nội dung quy định tại điểm này.
Trường hợp mua, bán, nhận chuyển nhượng, chuyển nhượng phần vốn góp của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn, bên mua, nhận chuyển nhượng phải đáp ứng điều kiện đối với chủ sở hữu, thành viên góp vốn quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 29 và khoản 2 Điều 78 của Luật này; thành viên góp vốn phải tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật này;
e) Tạm ngừng giao dịch từ 05 ngày làm việc trở lên, trừ trường hợp tạm ngừng giao dịch do sự kiện bất khả kháng;
g) Niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài.
...
Như vậy, tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trước khi chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn phải được phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên giải thể thì thành viên góp vốn có được chia phần tài sản còn lại không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 77 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 về quyền của thành viên góp vốn như sau:
Quyền, nghĩa vụ của thành viên góp vốn
...
2. Thành viên góp vốn có các quyền sau đây:
a) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người đại diện làm thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát trên cơ sở phần vốn góp của mình trong tổ chức tín dụng hoặc theo thỏa thuận giữa các thành viên góp vốn;
b) Được cung cấp thông tin, báo cáo về tình hình hoạt động của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính hằng năm và tài liệu, dữ liệu khác của tổ chức tín dụng;
c) Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi tổ chức tín dụng đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác;
d) Được chia phần tài sản còn lại của tổ chức tín dụng tương ứng với phần vốn góp khi tổ chức tín dụng giải thể hoặc phá sản;
đ) Khởi kiện thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) trong trường hợp người này không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện không kịp thời quy định của pháp luật, Điều lệ của tổ chức tín dụng, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên đối với quyền và nghĩa vụ được giao và trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức tín dụng.
...
Như vậy, trường hợp tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên giải thể thì thành viên góp vốn được chia phần tài sản còn lại của tổ chức tín dụng tương ứng với phần vốn góp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?