Tổ chức tín dụng là công ty TNHH một thành viên muốn thay đổi mức vốn điều lệ có cần sự chấp thuận của ai?
- Tổ chức tín dụng là công ty TNHH một thành viên muốn thay đổi mức vốn điều lệ có cần sự chấp thuận của ai?
- Sau khi được chấp thuận thay đổi mức vốn điều lệ thì tổ chức tín dụng là công ty TNHH một thành viên cần làm gì?
- Tổ chức tín dụng là công ty TNHH một thành viên được cấp Giấy phép khi có mức điều lệ là bao nhiêu?
Tổ chức tín dụng là công ty TNHH một thành viên muốn thay đổi mức vốn điều lệ có cần sự chấp thuận của ai?
Theo điểm b khoản 1 Điều 29 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017) quy định như sau:
Những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện các thủ tục thay đổi một trong những nội dung sau đây:
a) Tên, địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức tín dụng; tên, địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Mức vốn điều lệ, mức vốn được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Địa điểm đặt trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng;
d) Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
đ) Mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu; mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn; mua bán, chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn; mua bán, chuyển nhượng cổ phần dẫn đến cổ đông lớn thành cổ đông thường và ngược lại.
Trường hợp mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn, bên mua, nhận chuyển nhượng phải đáp ứng điều kiện đối với chủ sở hữu, thành viên góp vốn theo quy định tại các điều 20, 70 và 71 của Luật này;
e) Tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 05 ngày làm việc trở lên, trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động do sự kiện bất khả kháng;
g) Niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài.
2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận thay đổi quy định tại khoản 1 Điều này và việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3. Việc thay đổi mức vốn điều lệ, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn của quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
...
Theo quy định nêu trên thì tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trước khi thực hiện các thủ tục thay đổi thay đổi mức vốn điều lệ phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
Sau khi được chấp thuận thay đổi mức vốn điều lệ thì tổ chức tín dụng là công ty TNHH một thành viên cần làm gì?
Theo khoản 4 Điều 29 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017) quy định sau khi được chấp thuận thay đổi mức vốn điều lệ thì tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải:
- Sửa đổi, bổ sung Điều lệ của tổ chức tín dụng phù hợp với thay đổi đã được chấp thuận;
- Đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thay đổi mức vốn điều lệ;
- Công bố nội dung thay đổi mức vốn điều lệ trên các phương tiện thông tin của Ngân hàng Nhà nước và một tờ báo viết hằng ngày trong 03 số liên tiếp hoặc báo điện tử của Việt Nam trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Tổ chức tín dụng là công ty TNHH một thành viên muốn thay đổi mức vốn điều lệ có cần sự chấp thuận của ai? (Hình từ Internet)
Tổ chức tín dụng là công ty TNHH một thành viên được cấp Giấy phép khi có mức điều lệ là bao nhiêu?
Theo điểm a khoản 1 Điều 20 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định điều kiện cấp Giấy phép hoạt động như sau:
Điều kiện cấp Giấy phép
1. Tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định;
b) Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.
Điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập do Ngân hàng Nhà nước quy định;
...
Theo quy định nêu trên thì tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được cấp Giấy phép khi có mức điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định.
Theo Điều 19 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 có quy định về vốn pháp định như sau:
Vốn pháp định
1. Chính phủ quy định mức vốn pháp định đối với từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì giá trị thực của vốn điều lệ hoặc vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định.
3. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể việc xử lý trường hợp khi giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng, vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm thấp hơn mức vốn pháp định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?