Tổ chức tín dụng có được sử dụng vốn vay để thực hiện góp vốn, mua cổ phần vào doanh nghiệp khác không?
Tổ chức tín dụng có được sử dụng vốn vay để thực hiện góp vốn, mua cổ phần vào doanh nghiệp khác không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 93/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Góp vốn, mua cổ phần, chuyển nhượng vốn của tổ chức tín dụng
1. Việc góp vốn, mua cổ phần, chuyển nhượng vốn của tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Tổ chức tín dụng chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, của các tổ chức tín dụng khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
3. Thẩm quyền quyết định phương án góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, của các tổ chức tín dụng khác; phương án chuyển nhượng phần vốn đã đầu tư ra bên ngoài thực hiện theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật khác có liên quan và Điều lệ của tổ chức tín dụng. Đối với tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước còn phải tuân thủ quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
4. Tổ chức tín dụng không được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính tổ chức tín dụng đó.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì tổ chức tín dụng chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác.
Do đó, tổ chức tín dụng không được sử dụng vốn vay để thực hiện góp vốn, mua cổ phần vào doanh nghiệp khác.
Tổ chức tín dụng có được sử dụng vốn vay để thực hiện góp vốn, mua cổ phần vào doanh nghiệp khác không? (Hình từ internet)
Tổ chức tín dụng được sử dụng vốn, tài sản như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 93/2017/NĐ-CP quy định quy định tổ chức tín dụng được sử dụng vốn, tài sản như sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng vốn hoạt động để kinh doanh theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật khác có liên quan, đảm bảo nguyên tắc an toàn và phát triển vốn.
- Tổ chức tín dụng được quyền thay đổi cơ cấu vốn, tài sản phục vụ cho việc phát triển hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
- Tổ chức tín dụng được mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ ghi trên sổ sách kế toán.
Tổ chức tín dụng phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư, xây dựng và các quy định của pháp luật khác có liên quan. Đối với tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước, việc mua sắm, đầu tư tài sản cố định còn phải thực hiện theo quy định đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Việc điều động vốn, tài sản giữa các chi nhánh hoặc giữa các công ty thành viên độc lập của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.
Tổ chức tín dụng có trách nhiệm bảo đảm an toàn vốn hoạt động như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 93/2017/NĐ-CP quy định tổ chức tín dụng có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn vốn hoạt động như sau:
- Quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận, thực hiện chế độ quản lý tài chính và chế độ kế toán theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Trường hợp không đạt hoặc có khả năng không đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định, trong thời gian tối đa là 01 tháng, tổ chức tín dụng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam các giải pháp khắc phục để bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định bao gồm:
+ Giải pháp chuyển nhượng vốn đầu tư ra bên ngoài;
+ Giải pháp tăng vốn điều lệ; vốn được cấp;
+ Các giải pháp khác.
- Mua bảo hiểm tài sản đối với các tài sản quy định phải mua bảo hiểm.
- Tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật bảo hiểm tiền gửi, các quy định pháp luật khác có liên quan và công khai việc tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở và chi nhánh.
- Xử lý giá trị tài sản tổn thất theo đúng quy định tại Điều 12 Nghị định 93/2017/NĐ-CP.
- Hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh khoản dự phòng rủi ro theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, pháp luật về doanh nghiệp và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
- Các biện pháp khác về bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?