Tổ chức tín dụng có được quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay khi cho khách hàng vay tiền không?
- Tổ chức tín dụng có được quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay khi cho khách hàng vay tiền không?
- Hồ sơ liên quan đến bảo đảm tiền vay có bắt buộc phải lưu giữ trong hồ sơ cho vay với mục đích kinh doanh hay không?
- Ai có nghĩa vụ cung cấp các tài liệu để chứng minh việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay?
Tổ chức tín dụng có được quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay khi cho khách hàng vay tiền không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 39/2016/TT-NHNN như sau:
Bảo đảm tiền vay
1. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận. Việc thỏa thuận về biện pháp bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm và pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức tín dụng quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho vay không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay.
3. Khách hàng, bên bảo đảm phải phối hợp với tổ chức tín dụng để xử lý tài sản bảo đảm tiền vay khi có căn cứ xử lý theo thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay và quy định của pháp luật.
Theo đó, việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận.
Như vậy, tổ chức tín dụng khi cho khách hàng vay tiền muốn áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay thì phải được thỏa thuận và đồng ý của khách hàng thông qua hợp đồng bảo đảm tiền vay.
Việc thỏa thuận về biện pháp bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm và pháp luật có liên quan.
Tổ chức tín dụng có quyền quyết định về việc cho vay không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay.
Tổ chức tín dụng có được quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay khi cho khách hàng vay tiền không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ liên quan đến bảo đảm tiền vay có bắt buộc phải lưu giữ trong hồ sơ cho vay với mục đích kinh doanh hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 29 Thông tư 39/2016/TT-NHNN như sau:
Lưu giữ hồ sơ cho vay
1. Tổ chức tín dụng lập hồ sơ cho vay, bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị vay vốn;
b) Thỏa thuận cho vay;
c) Báo cáo thực trạng tài chính do khách hàng gửi tổ chức tín dụng trong thời gian vay vốn: Báo cáo tài chính nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và/hoặc báo cáo tài chính đã kiểm toán đối với trường hợp khách hàng phải lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật; báo cáo tình hình tài chính của khách hàng theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng;
d) Hồ sơ liên quan đến bảo đảm tiền vay;
đ) Quyết định cho vay có chữ ký của người có thẩm quyền; trường hợp quyết định tập thể, phải có biên bản ghi rõ quyết định được thông qua;
e) Những tài liệu phát sinh trong quá trình sử dụng khoản vay liên quan đến thỏa thuận cho vay do tổ chức tín dụng hướng dẫn.
2. Tổ chức tín dụng phải lưu giữ hồ sơ cho vay; thời hạn lưu giữ hồ sơ cho vay thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì những hồ sơ liên quan đến bảo đảm tiền vay phải được lưu giữ trong hồ sơ cho vay.
Ai có nghĩa vụ cung cấp các tài liệu để chứng minh việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2016/TT-NHNN như sau:
Cung cấp thông tin
1. Tổ chức tín dụng có trách nhiệm cung cấp cho khách hàng đầy đủ các thông tin trước khi xác lập thỏa thuận cho vay: Lãi suất cho vay; nguyên tắc và các yếu tố xác định, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; phương pháp tính lãi tiền vay; loại phí và mức phí áp dụng đối với khoản vay; các tiêu chí xác định khách hàng vay vốn theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này.
2. Khách hàng cung cấp thông tin cho tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng:
a) Các tài liệu quy định tại Điều 9 Thông tư này;
b) Báo cáo việc sử dụng vốn vay và chứng minh vốn vay được sử dụng đúng mục đích ghi trong thỏa thuận cho vay;
c) Các tài liệu để chứng minh việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay.
Như vậy, khách hàng có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ các tài liệu để chứng minh việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay.
Và theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 39/2016/TT-NHNN thì tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo nội dung đã thỏa thuận khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm quy định trong thỏa thuận cho vay và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?