Tổ chức tín dụng bị sáp nhập thì Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép đã cấp hay không theo quy định?
Tổ chức tín dụng bị sáp nhập thì Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép đã cấp hay không theo quy định?
Theo Điều 36 Luật Tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Thu hồi Giấy phép
1. Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép đã cấp trong trường hợp sau đây:
a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép;
b) Tổ chức tín dụng bị chia, bị sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức pháp lý;
c) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép;
d) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về dự trữ bắt buộc, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động;
đ) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyết định xử lý của Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;
e) Tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng có hiện diện thương mại tại Việt Nam bị giải thể, phá sản hoặc bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức đó đặt trụ sở chính thu hồi giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động.
...
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép đã cấp trong trường hợp tổ chức tín dụng bị sáp nhập.
Tổ chức tín dụng bị sáp nhập thì Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép đã cấp hay không theo quy định? (hình từ internet)
Quyết định sáp nhập tổ chức tín dụng là công ty cổ phần được cơ quan nào quyết định?
Theo Điều 67 Luật Tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Đại hội đồng cổ đông
...
3. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thông qua định hướng phát triển của tổ chức tín dụng;
b) Thông qua Điều lệ, sửa đổi, bổ sung Điều lệ của tổ chức tín dụng;
c) Thông qua quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
d) Quyết định số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát từng nhiệm kỳ; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, bầu bổ sung, thay thế thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát phù hợp với các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Luật này và Điều lệ của tổ chức tín dụng;
đ) Quyết định mức thù lao, thưởng và các lợi ích khác đối với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và ngân sách hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
e) Xem xét và xử lý theo thẩm quyền vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho tổ chức tín dụng và cổ đông của tổ chức tín dụng;
g) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng;
h) Thông qua phương án thay đổi mức vốn điều lệ; thông qua phương án chào bán cổ phần, bao gồm loại cổ phần và số lượng cổ phần mới sẽ chào bán;
...
s) Quyết định việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể hoặc yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng;
t) Quyết định lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
u) Quyết định giải pháp khắc phục biến động lớn về tài chính của tổ chức tín dụng.
...
Như vậy, đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần.
Tổ chức tín dụng nào có hình thức pháp lý là công ty cổ phần?
Theo Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng
1. Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này và trường hợp thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc được phê duyệt.
2. Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
4. Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
5. Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã.
6. Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
Như vậy, tổ chức tín dụng có hình thức pháp lý là công ty cổ phần bao gồm: Ngân hàng thương mại và Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước.
Lưu ý: Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần. Tuy nhiên, trừ trường hợp tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và trường hợp thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc được phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách ghi trách nhiệm nêu gương trong Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 mẫu 02B?
- Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mẫu 02A-HD KĐ.ĐG thế nào?
- Truy thu thuế là gì? Thời hạn truy thu thuế đối với doanh nghiệp nộp thiếu số tiền thuế là bao lâu?
- Mẫu đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai gửi Tòa án? Cách viết đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai?
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?