Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí đối với người dân tộc thiểu số bằng các hình thức nào?
- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí đối với người dân tộc thiểu số bằng các hình thức nào?
- Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có phải tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động để cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người dân tộc thiểu số không?
- Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm lồng ghép việc thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số với các hoạt động nào?
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí đối với người dân tộc thiểu số bằng các hình thức nào?
Hình thức cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí đối với người dân tộc thiểu số được quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BTP-UBDT như sau:
Cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí đối với người dân tộc thiểu số để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ bằng các hình thức sau đây:
1. Tư vấn pháp luật.
2. Tham gia tố tụng.
3. Đại diện ngoài tố tụng.
4. Các hình thức trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
Như vậy, theo quy định, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí đối với người dân tộc thiểu số để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ bằng các hình thức sau đây:
(1) Tư vấn pháp luật.
(2) Tham gia tố tụng.
(3) Đại diện ngoài tố tụng.
(4) Các hình thức trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí đối với người dân tộc thiểu số bằng các hình thức nào? (Hình từ Internet)
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có phải tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động để cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người dân tộc thiểu số không?
Việc tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động được quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BTP-UBDT như sau:
Trợ giúp pháp lý tại cơ sở
Trung tâm và Chi nhánh triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý tại xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn và xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như sau:
1. Tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý về những vấn đề pháp luật mà người dân tộc thiểu số thường có vướng mắc.
2. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề pháp luật về các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người dân tộc thiểu số tại địa phương.
3. Tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động để cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người dân tộc thiểu số.
Khi thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động, người được trợ giúp pháp lý trình bày trực tiếp yêu cầu trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý điền vào mẫu đơn và thực hiện tư vấn ngay. Kết quả tư vấn được thể hiện dưới hình thức Phiếu thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc văn bản tư vấn pháp luật.
Đối với các trường hợp chưa thể tư vấn được ngay vì vụ việc phức tạp cần xác minh thêm thì người thực hiện trợ giúp pháp lý viết Phiếu hẹn về thời gian để tư vấn sau hoặc trả lời bằng văn bản trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc.
4. Lồng ghép hoạt động trợ giúp pháp lý tại cơ sở với hoạt động xét xử lưu động của Tòa án, hoạt động của các tổ chức đoàn thể, hoạt động tìm hiểu pháp luật, lễ hội văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số tại địa phương.
Như vậy, theo quy định, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động để cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người dân tộc thiểu số tại các xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn và xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, cụ thể:
- Khi thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động, người được trợ giúp pháp lý trình bày trực tiếp yêu cầu trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý điền vào mẫu đơn và thực hiện tư vấn ngay.
- Kết quả tư vấn được thể hiện dưới hình thức Phiếu thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc văn bản tư vấn pháp luật.
- Đối với các trường hợp chưa thể tư vấn được ngay vì vụ việc phức tạp cần xác minh thêm thì người thực hiện trợ giúp pháp lý viết Phiếu hẹn về thời gian để tư vấn sau hoặc trả lời bằng văn bản trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc.
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm lồng ghép việc thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số với các hoạt động nào?
Trách nhiệm lồng ghép việc thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số được quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BTP-UBDT như sau:
Lồng ghép với các Chương trình giảm nghèo
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm lồng ghép việc thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số với các hoạt động của các Chương trình giảm nghèo, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi để huy động các nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý.
Như vậy, theo quy định, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm lồng ghép việc thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số với các hoạt động của các chương trình sau đây:
(1) Chương trình giảm nghèo;
(2) Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?