Tổ chức thu phí và lệ phí có phải lập chứng từ thu cho người nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật không?
- Tổ chức thu phí và lệ phí có phải lập chứng từ thu cho người nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật không?
- Trường hợp phải lập chứng từ thu cho người nộp phí, lệ phí mà tổ chức thu phí và lệ phí không lập thì bị phạt bao nhiêu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt tổ chức không lập chứng từ thu cho người nộp phí và lệ phí trong trường hợp pháp luật có yêu cầu không?
Tổ chức thu phí và lệ phí có phải lập chứng từ thu cho người nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật không?
Căn cứ Điều 14 Luật Phí và lệ phí 2015 quy định như sau:
Trách nhiệm của tổ chức thu phí, lệ phí
1. Niêm yết công khai tại địa điểm thu và công khai trên Trang thông tin điện tử của tổ chức thu phí, lệ phí về tên phí, lệ phí, mức thu, phương thức thu, đối tượng nộp, miễn, giảm và văn bản quy định thu phí, lệ phí.
2. Lập và cấp chứng từ thu cho người nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện chế độ kế toán; định kỳ báo cáo quyết toán thu, nộp, sử dụng phí, lệ phí; thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
4. Hạch toán riêng từng loại phí, lệ phí.
5. Báo cáo tình hình thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí.
Chiếu theo quy định này, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, tổ chức thu phí và lệ phí có trách nhiệm phải lập và cấp chứng từ thu cho người nộp phí, lệ phí.
Thu phí, lệ phí (hình từ Internet)
Trường hợp phải lập chứng từ thu cho người nộp phí, lệ phí mà tổ chức thu phí và lệ phí không lập thì bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm quy định về sử dụng chứng từ thu phí, lệ phí
1. Đối với hành vi lập chứng từ không ghi rõ các chỉ tiêu quy định trong chứng từ, trừ các chỉ tiêu xác định số tiền phí, lệ phí:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm lần đầu;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ lần thứ hai trở đi.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không lập chứng từ khi thu phí, lệ phí, trừ trường hợp thu phí, lệ phí theo quy định không phải lập chứng từ.
3. Phạt tiền đối với hành vi lập chứng từ có số tiền ghi trong chứng từ chênh lệch giữa các liên của mỗi số chứng từ như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng đối với mỗi số chứng từ có giá trị chênh lệch dưới 1.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng đối với mỗi số chứng từ có giá trị chênh lệch từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng đối với mỗi số chứng từ có giá trị chênh lệch từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng đối với mỗi số chứng từ có giá trị chênh lệch từ 10.000.000 đồng trở lên.
4. Phạt tiền đối với hành vi lập chứng từ khống như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng đối với mỗi số chứng từ có giá trị dưới 2.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến dưới 4.000.000 đồng đối với mỗi số chứng từ có giá trị từ 2.000.000 đến dưới 5.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến dưới 8.000.000 đồng đối với mỗi số chứng từ có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên.
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng cho mỗi số chứng từ đối với hành vi sử dụng chứng từ đã hết giá trị sử dụng.
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến dưới 4.000.000 đồng cho mỗi số chứng từ đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa nội dung các chỉ tiêu của chứng từ đã sử dụng.
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng cho mỗi số chứng từ đối với hành vi sử dụng chứng từ giả.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền có được do hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều này.
Theo đó, trường hợp pháp luật quy định phải lập chứng từ thu cho người nộp phí, lệ phí mà người thu phí và lệ phí không lập sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Lưu ý mức phạt này chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm quy định trên, đối với tổ chức mức xử lý vi phạm sẽ nhân hai cho cùng một hành vi (theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 3 Nghị định 109/2013/NĐ-CP).
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm quy định trên còn buộc phải nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền có được do hành vi vi phạm này gây ra (nếu có).
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt tổ chức không lập chứng từ thu cho người nộp phí và lệ phí trong trường hợp pháp luật có yêu cầu không?
Căn cứ khoản 2 Điều 43 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 25, Khoản 3 Điều 26, Khoản 2 Điều 27, Khoản 3 Điều 28, Khoản 2 Điều 29, Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này.
...
Như đã phân tích ở trên, mức xử phạt hành chính tối đa đối với tổ chức không lập chứng từ thu cho người nộp phí, lệ phí là 6.000.000 đồng (thấp hơn mức tối đa mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt).
Do đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền xử phạt tổ chức vi phạm quy định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?