Tổ chức thi đấu mô tô địa hình thì sân thi đấu mô tô địa hình cần đạt những tiêu chuẩn gì? Tổ chức thi đấu thì cần những trang thiết bị, y tế như thế nào?
Tổ chức thi đấu mô tô địa hình thì sân thi đấu mô tô địa hình cần đạt những tiêu chuẩn gì?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 13/2013/TT-BVHTTDL, có quy định về sân thi đấu mô tô địa hình như sau:
Sân thi đấu Mô tô địa hình
1. Đường đua có chiều dài tối thiểu là 800m, chiều rộng tối thiểu là 6m, gồm các phần đường thẳng và các khúc cua. Mặt đường đua được làm bằng đất, sỏi hoặc cát theo yêu cầu kỹ thuật và tốc độ thi đấu.
2. Khu vực xuất phát có chiều rộng tối thiểu là 10m, được chia thành các làn riêng cho từng vận động viên.
3. Có khu vực chuẩn bị cho vận động viên ở gần khu vực xuất phát.
4. Phần đường thẳng sau khi xuất phát có chiều dài tối thiểu là 50m.
5. Có nhiều loại chướng ngại vật đặt trên đường đua với các yêu cầu kỹ thuật khác nhau.
6. Đường đua phải được đánh dấu, dễ phân biệt.
7. Khu vực an toàn ngăn cách giữa khán giả với đường đua rộng tối thiểu là 8m. Hàng rào được đặt ở mép ngoài của khu vực an toàn, có chiều cao tối thiểu là 2m, được làm bằng chất liệu mềm và chắc chắn.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức thi đấu mô tô địa hình thì sân thi đấu mô tô phải đạt những tiêu chuẩn sau đây:
- Đường đua có chiều dài tối thiểu là 800m, chiều rộng tối thiểu là 6m, gồm phần đường thẳng và các khúc cua, mặt đường đua phải được làm bằng đất, sỏi hoặc cát theo yêu cầu kỹ thuật và tốc độ thi đấu.
- Khu vực xuất phát có chiều rộng tối thiểu là 10m và được chia các làn riêng cho từng vận động viên.
- Phải có khu vực chuẩn bị cho vận động viên ở gần khu vực xuất phát.
- Phần đường thắng sau khi xuất phát phải có chiều dài tối thiểu là 50m.
- Phải có những chướng ngại vật đặt trên đường với các yêu cầu kỹ thật khác nhau.
- Phải đánh dấu đường đua dễ phân biệt.
- Khu vực an toàn ngăn cách giữa khán giả với đường đua rộng tối thiệu là 8m, hàng rào được đặt ở mép ngoài của khu vực an toàn, có chiều cao tối thiểu là 2m được làm bằng chất liệu mềm và chắn chắn.
Thi đấu mô tô địa hình (Hình từ Internet)
Tổ chức thi đấu mô tô địa hình thì cần những trang thiết bị và y tế như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 13/2013/TT-BVHTTDL, có quy định điều kiện về trang thiết bị như sau:
Điều kiện về trang thiết bị
1. Có thiết bị liên lạc cho các thành viên tổ chức và điều hành giải đấu.
2. Bố trí tối thiểu 04 máy quay phim ghi lại toàn bộ quá trình thi đấu.
3. Có các bảng báo hiệu theo quy định của Luật thi đấu Mô tô thể thao, Điều lệ giải, Quy chế thi đấu Mô tô thể thao.
4. Có các trang thiết bị phục vụ bộ phận trọng tài điều hành cuộc đua gồm: cờ, còi, bảng báo vòng, băng xuất phát, băng đích, thiết bị kiểm tra an toàn và dung tích của xe.
5. Trường hợp có sử dụng cửa xuất phát thì cửa xuất phát phải có chiều cao tối thiểu 50cm với độ dốc không lớn hơn 90 độ (90o), thiết kế để giữ được bánh xe của vận động viên.
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 13/2013/TT-BVHTTDL, có quy định điều kiện về y tế như sau:
Điều kiện về y tế
1. Các vận động viên tham dự thi đấu phải có giấy chứng nhận đủ sức khỏe thi đấu của bệnh viện đa khoa cấp tỉnh trở lên theo quy định của Điều lệ giải.
2. Các vận động viên phải có bảo hiểm tai nạn trong quá trình tham dự giải.
3. Có tối thiểu 02 tổ y tế. Mỗi tổ y tế phải có 01 xe cứu thương, 02 bác sỹ và 06 y tá với đủ cơ số thuốc và dụng cụ sơ cứu ban đầu.
4. Phối hợp với các bệnh viện gần nhất để xử lý cấp cứu khi cần thiết.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức thi đấu mô tô địa hình cần những điều kiện về trang thiết bị và y tế sau:
- Trang thiết bị thì phải có đầy đủ thiết bị liên lạc cho các thành viên tổ chức và điều hành thi đấu; phải có 04 máy quay để ghi lại toàn bộ quá trình thi đấu; phải có các trang thiết bị phục vụ các trọng tài điều hành cuộc đua (cờ, còi, bảng báo vòng, băng xuất phát, băng đích, thiết bị kiểm tra an toàn và du dích của xe); nếu có cửa xuất phát thì phải có chiều cao tối thiểu 50cm với độ dốc không lớn hơn 90o, thiết kế giữa được bánh xe của vận động viên.
- Y tế thì các vận động viên tham dự thì phải có giấy chứng nhận đủ sức khỏe thi đấu của bệnh viện đa khoa cấp tỉnh; các vận động viên phải có bảo hiểm tai nạn trong quá trình tham dự; phải có tối thiểu 03 tổ y tế, mỗi tổ y tế phải có 1 xe cứu thương 2 bác sũ 6 y tá và đủ cơ số thuốc và dụng cụ sơ cứu ban đầu; phải phối hợp với các bệnh viện gần nhát để xử lý khi cần thiết.
Cơ quan nào có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc nội dung quản lý tổ chức hoạt động thi đấu mô tô thể thao?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 13/2013/TT-BVHTTDL, có quy định về tổ chức thực hiện như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành thanh tra, xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân khi tổ chức thi đấu Mô tô thể thao vi phạm các quy định tại Thông tư này.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lương tháng 13 và thưởng Tết có gì khác nhau? Tiền lương tháng 13 có được tính vào chi phí hợp lý không?
- Hợp đồng xây dựng có thể thanh toán bằng chuyển khoản không? Trường hợp nào được tạm thanh toán hợp đồng xây dựng?
- Người chạy xe đạp điện không gắn biển số bị xử phạt bao nhiêu tiền? Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt?
- Vi phạm quy định về quản lý mốc địa giới đơn vị hành chính bị xử phạt hành chính bao nhiêu theo Nghị định 123?
- Lời chúc năm mới người yêu, vợ chồng? Bắn pháo hoa dịp Tết Dương lịch cơ quan nào có thẩm quyền cho phép?