Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý bắt buộc phải chấm dứt việc thực hiện trợ giúp pháp lý trong những trường hợp nào?
- Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý bắt buộc phải chấm dứt việc thực hiện trợ giúp pháp lý trong những trường hợp nào?
- Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý trong trường hợp phải chấm dứt việc thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định sẽ bị xử phạt thế nào?
- Chánh Thanh tra Sở Tư pháp có quyền xử phạt tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý trong trường hợp phải chấm dứt việc thực hiện trợ giúp pháp lý không?
Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý bắt buộc phải chấm dứt việc thực hiện trợ giúp pháp lý trong những trường hợp nào?
Theo khoản 2 Điều 16 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về các trường hợp tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:
Chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý
...
2. Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đáp ứng một trong các điều kiện đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này;
b) Tự chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý sau khi đã thông báo bằng văn bản với Sở Tư pháp nơi đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý;
c) Không thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan;
d) Thực hiện trợ giúp pháp lý gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý bắt buộc phải chấm dứt việc thực hiện trợ giúp pháp lý trong những trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 16 nêu trên.
Trợ giúp pháp lý (Hình từ Internet)
Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý trong trường hợp phải chấm dứt việc thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định sẽ bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm e khoản 2 Điều 53 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý như sau:
Hành vi vi phạm quy định về tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý;
b) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng quy định;
c) Thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng nội dung đăng ký;
d) Thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp không đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý;
đ) Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
e) Thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp phải chấm dứt việc thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định;
g) Mạo danh hoặc lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi; gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
...
Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
...
Theo đó, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý trong trường hợp phải chấm dứt việc thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Chánh Thanh tra Sở Tư pháp có quyền xử phạt tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý trong trường hợp phải chấm dứt việc thực hiện trợ giúp pháp lý không?
Theo khoản 4 Điều 84 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra
...
4. Chánh Thanh tra Sở Tư pháp, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp, Trường đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, thi hành án dân sự; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ thừa phát lại, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Như vậy, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý trong trường hợp phải chấm dứt việc thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng nên Chánh Thanh tra Sở Tư pháp có quyền xử phạt tổ chức này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phòng kinh doanh là gì? Tải sơ đồ quy trình làm việc phòng kinh doanh? Thu nhập chịu thuế TNDN?
- Hội là gì? Khi thành lập hội cần phải đáp ứng những điều kiện nào? Hồ sơ đề nghị thành lập hội gồm những gì?
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà không cần báo trước trong trường hợp nào?
- Hợp đồng trọn gói là gì? Gói thầu nào phải áp dụng loại hợp đồng trọn gói? Khi nào áp dụng hợp đồng trọn gói?
- Căn cứ thay đổi Trưởng đoàn thanh tra? Trưởng đoàn thanh tra bị thay đổi khi có vợ hoặc chồng là đối tượng thanh tra đúng không?