Tổ chức tàng trữ những hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ có phải là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không?
- Tổ chức tàng trữ những hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ có phải là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không?
- Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng là nhãn hiệu có thể chuyển nhượng quyền sở hữu của mình hay không?
- Nội dung hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp với đối tượng là nhãn hiệu được bảo hộ gồm những gì?
Tổ chức tàng trữ những hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ có phải là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không?
Căn cứ khoản 5 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định hình thức sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, cụ thể là đối với nhãn hiệu như sau:
"Điều 124. Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
[...]
5. Sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi sau đây:
a) Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
b) Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ;
c) Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ."
Theo đó, hành vi tàng trữ để mua bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ là một hình thức sử dụng hợp pháp đối với nhãn hiệu. Trường hợp việc tàng trữ được thực hiện nhằm mục đích khác thì có thể bị xem xét có vi phạm pháp luật hay không.
Đồng thời, những hành vi bị xem là xâm phạm về quyền đối với nhãn hiệu được quy định cụ thể tại Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2006 bao gồm:
"Điều 129. Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý
1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng."
Tổ chức tàng trữ những hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ có phải là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không?
Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng là nhãn hiệu có thể chuyển nhượng quyền sở hữu của mình hay không?
Căn cứ Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định như sau:
"Điều 138. Quy định chung về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
1. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
2. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp)."
Theo đó, chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp hoàn toàn có thể chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Hình thức này được gọi là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.
Nội dung hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp với đối tượng là nhãn hiệu được bảo hộ gồm những gì?
Việc chuyển nhượng cần được thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản với những nội dung quy định tại Điều 140 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 gồm:
"Điều 140. Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
2. Căn cứ chuyển nhượng;
3. Giá chuyển nhượng;
4. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng."
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể đối với những hình thức sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu. Đồng thời cũng có quy định chi tiết các hành vi bị xem là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
Bên cạnh đó, việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp nói chung và đối với đối tượng là nhãn hiệu nói riêng, hình thức chuyển nhượng và nội dung hợp đồng chuyển nhượng cũng được quy định cụ thể như trên.
Tải về mẫu Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?