Tổ chức quản lý khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá có phải lập sổ theo dõi tình hình hoạt động, tình trạng kỹ thuật, trang thiết bị của khu neo đậu không?
- Tổ chức quản lý khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá có phải lập sổ theo dõi tình hình hoạt động, tình trạng kỹ thuật, trang thiết bị của khu neo đậu không?
- Thuyền trưởng khi đã vào khu neo đậu tránh trú bão an toàn thì phải thông báo những thông tin gì cho cơ quan có thẩm quyền?
- Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá là khu vực như thế nào?
Tổ chức quản lý khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá có phải lập sổ theo dõi tình hình hoạt động, tình trạng kỹ thuật, trang thiết bị của khu neo đậu không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 13/2021/TT-BNNPTNT về bảo đảm yêu cầu phòng chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá như sau:
Bảo đảm yêu cầu phòng chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
...
2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
a) Tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc quản lý, vận hành, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá quy định tại khoản 1, Điều 10 Thông tư này.
b) Lập sổ theo dõi tình hình hoạt động, tình trạng kỹ thuật, trang thiết bị của khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
c) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố; tình huống làm gia tăng rủi ro thiên tai, hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai. Trường hợp vượt quá khả năng phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trực tiếp quản lý và các cơ quan có liên quan để được hỗ trợ.
đ) Kiểm đếm số lượng tàu cá vào neo, đậu tránh trú trước khi có bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào khu vực; thực hiện lệnh yêu cầu hoặc cưỡng chế ngư dân để đảm bảo an toàn và tổ chức đưa đến nơi trú ẩn an toàn khi có tình huống khẩn cấp.
e) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng, chống thiên tai.
Như vậy, tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá phải có trách nhiệm lập sổ theo dõi tình hình hoạt động, tình trạng kỹ thuật, trang thiết bị của khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy định.
Tổ chức quản lý khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá có phải lập sổ theo dõi tình hình hoạt động, tình trạng kỹ thuật, trang thiết bị của khu neo đậu không? (Hình từ Internet)
Thuyền trưởng khi đã vào khu neo đậu tránh trú bão an toàn thì phải thông báo những thông tin gì cho cơ quan có thẩm quyền?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 85 Luật Thủy sản 2017 về quản lý khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá như sau:
Quản lý khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
...
4. Quy định đối với tàu cá ra, vào khu neo đậu tránh trú bão như sau:
a) Trường hợp có thiên tai, tàu cá và các loại tàu thuyền khác vào khu neo đậu tránh trú bão không phải nộp phí;
b) Thuyền trưởng hoặc người điều khiển tàu cá khi vào khu neo đậu tránh trú bão phải chấp hành sự điều hành và hướng dẫn của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
c) Khi đã neo đậu an toàn, thuyền trưởng hoặc người điều khiển tàu cá phải thông báo cho Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn về tên, số đăng ký, tình trạng của tàu, số người trên tàu và yêu cầu khác nếu có;
d) Tàu cá chỉ được rời khu neo đậu tránh trú bão khi có thông báo hoặc có lệnh của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
đ) Trường hợp không có thiên tai, tàu, thuyền vào neo đậu phải nộp phí và các chi phí khác theo quy định; chấp hành sự điều hành, hướng dẫn của tổ chức được giao quản lý, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
Như vậy, thuyền trưởng hoặc người điều khiển tàu cá khi đã vào khu neo đậu tránh trú bão an toàn phải thông báo cho Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn về tên, số đăng ký, tình trạng của tàu, số người trên tàu và yêu cầu khác nếu có.
Lưu ý: Tàu cá chỉ được rời khu neo đậu tránh trú bão khi có thông báo hoặc có lệnh của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá là khu vực như thế nào?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 13/2021/TT-BNNPTNT thì:
Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá là khu vực được giới hạn bởi vùng đất và vùng nước thuộc khu neo đậu, bao gồm các công trình đê chắn sóng, ngăn sa bồi, luồng lạch, các trụ neo tàu, phao neo tàu, hệ thống phao tiêu báo hiệu hàng hải, thông tin liên lạc, kho bãi, nhà quản lý và các công trình phụ trợ khác.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 84 Luật Thủy sản 2017 thì khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp tỉnh đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Có vị trí là nơi gần ngư trường truyền thống của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đáp ứng thời gian di chuyển nhanh nhất cho tàu cá vào neo đậu tránh trú bão;
- Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, bảo đảm an toàn cho tàu cá vào neo đậu tránh trú bão;
- Có khả năng neo đậu tối thiểu 600 tàu cá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giờ đẹp cúng rước ông bà về ăn Tết năm 2025? Cách cúng mời ông bà về ăn Tết Nguyên Đán năm 2025? Cúng rước ông bà gồm những món gì
- Mùng 4 Tết Âm lịch là ngày mấy dương lịch? Mùng 4 Tết Âm lịch là thứ mấy? Tết Âm lịch Ất Tỵ có bắn pháo hoa không?
- Chi tiết lịch nghỉ Tết ngân hàng Sacombank 2025? Trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong bảo vệ quyền lợi của khách hàng?
- Lịch nghỉ Tết Techcombank 2025 như thế nào? Tỷ lệ khấu trừ của tài sản bảo đảm của ngân hàng mới nhất?
- Lịch nghỉ Tết ngân hàng VPBank 2025 mới nhất? Đi làm dịp tết Âm lịch 2025 được trả lương thế nào?