Tổ chức phát triển quỹ đất sẽ là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện (Dự kiến)?
Tổ chức phát triển quỹ đất là gì?
Về nội dung tổ chức phát triển quỹ đất thì tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai quy định cụ thể như sau:
"Điều 5. Thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực đất đai
...
2. Tổ chức phát triển quỹ đất:
a) Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công được thành lập theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật; có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Đối với địa phương đã có Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện thì tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất trên cơ sở hợp nhất Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có.
Tổ chức phát triển quỹ đất có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác.
b) Kinh phí hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập."
Tổ chức phát triển quỹ đất sẽ là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện (Dự kiến)?
Tổ chức phát triển quỹ đất theo Dự thảo Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai?
Đối với quy định về tổ chức phát triển quỹ đất theo Dự thảo Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai thì tại khoản 1 Điều 1 Dự thảo Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai quy định cụ thể như sau:
"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 như sau:
“2. Tổ chức phát triển quỹ đất:
a) Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, được thành lập theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức phát triển quỹ đất có chức năng phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng, thuê, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; là chủ đầu tư dự án giải phóng mặt bằng, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng, dự án phát triển quỹ đất, dự án tái định cư; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định;
c) Kinh phí hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất được cấp từ ngân sách nhà nước, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, ứng từ Quỹ phát triển đất hoặc Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác được ủy thác; vay từ các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; huy động từ liên doanh, liên kết; nguồn viện trợ, tài trợ, vốn đầu tư thực hiện dự án và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Các dự án giải phóng mặt bằng, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng, dự án phát triển quỹ đất, dự án tái định cư được sử dụng nguồn vốn đầu tư của dự án, nguồn vốn từ Quỹ phát triển đất hoặc Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác được ủy thác để thực hiện dự án theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Các chi phí thực hiện chức năng của Tổ chức Phát triển quỹ đất quy định tại điểm b khoản này được tính vào chi phí đầu tư dự án hoặc khấu trừ vào tiền thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất trước khi nộp vào ngân sách nhà nước để hoàn ứng, chi trả các khoản vay theo quy định của pháp luật.”
Sửa đổi, bổ sung về phát triển quỹ đất tại Dự thảo mới?
Tại Dự thảo Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có sửa đổi, bổ sung một số điểm như sau:
- Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện,...
- Tổ chức phát triển quỹ đất có chức năng phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng, thuê, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; là chủ đầu tư dự án giải phóng mặt bằng, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng, dự án phát triển quỹ đất, dự án tái định cư; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định;
- Kinh phí hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất được cấp từ ngân sách nhà nước, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, ứng từ Quỹ phát triển đất hoặc Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác được ủy thác; vay từ các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; huy động từ liên doanh, liên kết; nguồn viện trợ, tài trợ, vốn đầu tư thực hiện dự án và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
- Các dự án giải phóng mặt bằng, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng, dự án phát triển quỹ đất, dự án tái định cư được sử dụng nguồn vốn đầu tư của dự án, nguồn vốn từ Quỹ phát triển đất hoặc Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác được ủy thác để thực hiện dự án theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Các chi phí thực hiện chức năng của Tổ chức Phát triển quỹ đất quy định tại điểm b khoản này được tính vào chi phí đầu tư dự án hoặc khấu trừ vào tiền thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất trước khi nộp vào ngân sách nhà nước để hoàn ứng, chi trả các khoản vay theo quy định của pháp luật.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?