Tổ chức nước ngoài đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có cần phải tuân thủ các quy định về đầu tư công hay không?
- Tổ chức nước ngoài đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có cần phải tuân thủ các quy định về đầu tư công hay không?
- Nội dung công tác quản lý, bảo trì công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa bao gồm những gì?
- Chủ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động đường thủy nội địa không?
Tổ chức nước ngoài đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có cần phải tuân thủ các quy định về đầu tư công hay không?
Tổ chức nước ngoài đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có cần phải tuân thủ các quy định về đầu tư công được quy định tại Điều 4 Nghị định 08/2021/NĐ-CP như sau
Nguyên tắc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này, quy định về đầu tư, đầu tư công, xây dựng, đất đai, khoáng sản, môi trường và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
2. Đầu tư xây dựng luồng đường thủy nội địa, cảng, bến thủy nội địa (trừ bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính), khu neo đậu phải phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng luồng đường thủy nội địa, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu chưa có hoặc khác với quy hoạch đã được phê duyệt, trong quá trình lập dự án, chủ đầu tư phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về nguyên tắc thì tổ chức nước ngoài đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa phải tuân thủ các quy định về đầu tư công.
Ngoài ra, còn phải tuân thủ theo các quy định về đầu tư, xây dựng, đất đai, khoáng sản, môi trường và các quy định khác có liên quan.
Tổ chức nước ngoài đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có cần phải tuân thủ các quy định về đầu tư công hay không? (Hình từ internet)
Nội dung công tác quản lý, bảo trì công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa bao gồm những gì?
Nội dung công tác quản lý, bảo trì công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được quy định tại Điều 5 Nghị định 08/2021/NĐ-CP như sau:
Tổ chức quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
...
2. Bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
a) Công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được bảo trì nhằm bảo đảm hoạt động bình thường và an toàn công trình;
b) Nội dung công tác quản lý, bảo trì công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, bao gồm: Công tác quản lý; bảo dưỡng thường xuyên; sửa chữa định kỳ, đột xuất, khắc phục công trình bị hư hỏng; các hoạt động nhằm cải thiện tình trạng hiện có của công trình; bổ sung, thay thế báo hiệu, bộ phận công trình và các thiết bị gắn với công trình; lập hồ sơ theo dõi công trình, vật chướng ngại; hoạt động bảo đảm an toàn giao thông và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
c) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết nội dung quản lý, bảo trì công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì công tác quản lý, bảo trì công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, bao gồm những nội dung như sau:
- Công tác quản lý;
- Bảo dưỡng thường xuyên;
- Sửa chữa định kỳ, đột xuất, khắc phục công trình bị hư hỏng;
- Các hoạt động nhằm cải thiện tình trạng hiện có của công trình;
- Bổ sung, thay thế báo hiệu, bộ phận công trình và các thiết bị gắn với công trình;
- Lập hồ sơ theo dõi công trình, vật chướng ngại;
- Hoạt động bảo đảm an toàn giao thông;
- Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Chủ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động đường thủy nội địa không?
Chủ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động đường thủy nội địa được quy định tại Điều 6 Nghị định 08/2021/NĐ-CP như sau:
Bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động đường thủy nội địa
1. Các công trình, hoạt động liên quan đến đường thủy nội địa phải được bảo đảm an toàn, an ninh theo quy định của Nghị định này và quy định khác có liên quan của pháp luật.
2. Trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động đường thủy nội địa
a) Chủ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, người khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu; tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động trên đường thủy nội địa có trách nhiệm bảo đảm và duy trì an toàn, an ninh công trình, hoạt động trong quá trình đầu tư xây dựng, quản lý khai thác theo quy định của pháp luật;
b) Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa, cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh đối với công trình và hoạt động liên quan đến đường thủy nội địa, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu; kiểm tra, xử lý đối với hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an toàn, an ninh đường thủy nội địa, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu theo quy định.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì chủ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động đường thủy nội địa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng đối với cán bộ cấp xã là bao nhiêu? Điều kiện để được thanh toán công tác phí?
- Cấp định danh cho doanh nghiệp, hợp tác xã đến 30/6/2025 phấn đấu đạt bao nhiêu phần trăm?
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?