Tổ chức nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen hết hạn khi nào? Hồ sơ đề nghị cấp lại gồm những gì?
- Tổ chức nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen hết hạn khi nào?
- Tổ chức muốn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen hết hạn thì hồ sơ gồm những gì?
- Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen hết hạn thực hiện qua mấy bước?
Tổ chức nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen hết hạn khi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 20/2012/TT-BKHCN, có quy định về cấp lại Giấy chứng nhận khi hết hạn như sau:
Cấp lại Giấy chứng nhận khi hết hạn
1. Tối thiểu 60 ngày trước khi Giấy chứng nhận hết hạn, Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen có nhu cầu tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực này phải lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận và gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp về Bộ khoa học và Công nghệ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức muốn tiếp tục hoạt động nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen hết hạn thì phải lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận tối thiểu trước 60 ngày trước khi Giấy chứng nhận hết hạn.
Tổ chức nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen hết hạn khi nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức muốn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen hết hạn thì hồ sơ gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 20/2012/TT-BKHCN, có quy định về cấp lại Giấy chứng nhận khi hết hạn như sau:
Cấp lại Giấy chứng nhận khi hết hạn
...
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận khi hết hạn gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen (theo mẫu P4-ĐK quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Quyết định công nhận và Giấy chứng nhận được cấp lần gần nhất;
c) Các tài liệu quy định tại Điểm c, d Khoản 1 Điều 11 của Thông tư này trong trường hợp có thay đổi so với hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận lần gần nhất.
…
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức muốn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen hết hạn thì hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen
- Quyết định công nhận và Giấy chứng nhận được cấp lần gần nhất;
- Các tài liệu quy định tại điểm c, d khoản 1 Điều 11 của Thông tư này trong trường hợp có thay đổi so với hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận lần gần nhất.
Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen hết hạn thực hiện qua mấy bước?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 15 Thông tư 20/2012/TT-BKHCN, có quy định về cấp lại Giấy chứng nhận khi hết hạn như sau:
Cấp lại Giấy chứng nhận khi hết hạn
…
3. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận khi hết hạn được thực hiện theo trình tự quy định tại Điều 12, Điều 13, Điều 14 của Thông tư này.
4. Trường hợp Giấy chứng nhận không làm các thủ tục cấp lại theo quy định tại Khoản 1 của Điều này thì khi đề nghị cấp lại hồ sơ và thủ tục thực hiện như cấp Giấy chứng nhận mới quy định tại các Điều 11, 12, 13, 14 của Thông tư này.
Theo đó tại Điều 13 Thông tư 20/2012/TT-BKHCN, có quy định về quy trình thẩm định hồ sơ đăng ký công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen như sau:
Quy trình thẩm định hồ sơ đăng ký công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen
Hội đồng thẩm định qua hai bước:
1. Thẩm định hiện trường
Tổ thẩm định hiện trường bố trí làm việc tại tổ chức đăng ký, thực hiện việc kiểm tra thực tế về hiện trạng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của phòng thí nghiệm và lập biên bản thẩm định (theo mẫu P10-BBTĐ quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này) gửi các thành viên Hội đồng trước khi họp đánh giá chính thức. Biên bản của Tổ thẩm định hiện trường là tài liệu bổ sung vào hồ sơ thẩm định.
2. Thẩm định hồ sơ đăng ký
a) Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Hội đồng (trong trường hợp Chủ tịch vắng mặt) điều hành phiên họp Hội đồng. Hội đồng nghe ý kiến nhận xét, đánh giá của 02 Ủy viên phản biện và các thành viên khác; Hội đồng thảo luận đánh giá hồ sơ về các điều kiện công nhận: nhân lực, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và khả năng đáp ứng các nội dung hoạt động đã đăng ký. Ủy viên thư ký ghi chép các ý kiến nhận xét, đánh giá của các thành viên và lập biên bản họp hội đồng (theo mẫu P11-BBHĐ quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Hội đồng cử Ban kiểm phiếu và bỏ phiếu đánh giá (theo mẫu P12-PĐG quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này). Kết quả đánh giá được Ban kiểm phiếu tổng hợp (theo mẫu P13-KP quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này);
c) Hội đồng kết luận và kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận hoặc không công nhận Phòng thí nghiệm đủ điều kiện nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen hết hạn thực hiện qua 02 bước: Thẩm định hiện trường; Thẩm định hồ sơ đăng ký.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?