Tổ chức nào được hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng? Quản lý, điều hành giá vàng miếng trong nước được tiến hành theo nguyên tắc nào?
Việc quản lý, điều hành giá vàng miếng trong nước được tiến hành theo nguyên tắc nào?
Theo Công điện 1426/CĐ-TTg năm 2023 về giải pháp quản lý thị trường vàng thì Thủ tướng Chính phủ có yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
a) Theo dõi sát diễn biến giá vàng thế giới và trong nước để khẩn trương thực hiện ngay các giải pháp theo quy định để bình ổn thị trường vàng; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó với biến động của giá vàng thế giới và trong nước để sẵn sàng các biện pháp xử lý, sử dụng các công cụ theo thẩm quyền phù hợp, hiệu quả, kịp thời, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, dứt khoát không để tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế, không để tác động tiêu cực đến tỷ giá, lãi suất, thị trường tiền tệ, ngoại hối và an toàn, an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia.
b) Khẩn trương có giải pháp hiệu quả để quản lý, điều hành giá vàng miếng trong nước theo nguyên tắc thị trường, không để tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và vàng quốc tế ở mức cao như thời gian qua ảnh hưởng tiêu cực đến điều hành kinh tế vĩ mô, báo cáo kết quả thực hiện trong tháng 01 năm 2024.
...
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhệm thực hiện việc quản lý, điều hành giá vàng miếng trong nước theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và vàng quốc tế.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiến hành theo dõi sát diễn biến giá vàng thế giới và trong nước để khẩn trương thực hiện ngay các giải pháp theo quy định để bình ổn thị trường vàng;
Chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó với biến động của giá vàng thế giới và trong nước để sẵn sàng các biện pháp xử lý, sử dụng các công cụ theo thẩm quyền phù hợp, hiệu quả, kịp thời, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, không để tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế, không để tác động tiêu cực đến tỷ giá, lãi suất, thị trường tiền tệ, ngoại hối và an toàn, an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia.
Tổ chức nào được hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng? Quản lý, điều hành giá vàng miếng trong nước được tiến hành theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức nào được hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng?
Quản lý hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng được quy định tại Điều 10 Nghị định 24/2012/NĐ-CP như sau:
Quản lý hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng
Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Theo đó, hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Tức là chỉ có tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng thì mới được hoạt động mua, bán vàng miếng.
Doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng được những điều kiện gì?
Việc xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng cho các doanh nghiệp được quy định tại Điều 11 Nghị định 24/2012/NĐ-CP như sau:
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng
1. Doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
b) Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
c) Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.
d) Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).
đ) Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
....
Theo đó, doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng được những điều kiện sau:
- Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
- Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.
- Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).
- Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Lưu ý: Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng được quy định tại Điều 12 Nghị định 24/2012/NĐ-CP như sau:
(1) Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP.
(2) Không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm.
(3) Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.
(4) Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng.
(5) Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.
(6) Tuân thủ các quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?