Tổ chức muốn hoạt động đại lý bảo hiểm thì cần phải đáp ứng được những điều kiện nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Tổ chức muốn hoạt động đại lý bảo hiểm thì cần phải đáp ứng được những điều kiện nào?
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 125 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm đối với tổ chức như sau:
Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm
1. Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
b) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
c) Có chứng chỉ đại lý bảo hiểm phù hợp theo quy định tại Điều 130 của Luật này.
2. Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
b) Đã đăng ký ngành, nghề kinh doanh hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Đối với các tổ chức hoạt động trong ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền có nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm;
c) Có nhân viên trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
d) Điều kiện về nhân sự và điều kiện khác theo quy định của Chính phủ.
...
Theo đó, một tổ chức để được hoạt động đại lý bảo hiểm thì tổ chức đó phải được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; có đăng ký ngành, nghề kinh doanh hoạt động đại lý bảo hiểm;...và một số điều kiện khác theo quy định nêu trên.
Tổ chức muốn hoạt động đại lý bảo hiểm thì cần phải đáp ứng được những điều kiện nào theo quy định pháp luật hiện nay? (Hình từ Internet)
Khi hoạt động đại lý bảo hiểm thì tổ chức sẽ có những nghĩa vụ nào cần phải thực hiện?
Căn cứ khoản 2 Điều 129 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm sẽ có một số nghĩa vụ sau:
(1) Thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
(2) Ký quỹ hoặc thế chấp tài sản cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô nếu có thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
(3) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
(4) Tư vấn, giới thiệu, chào bán sản phẩm bảo hiểm; cung cấp các thông tin về sản phẩm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô đầy đủ, chính xác cho bên mua bảo hiểm và giải thích rõ ràng, đầy đủ về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm; không được tự ý kê khai thông tin cho bên mua bảo hiểm khi chưa có sự đồng ý của bên mua bảo hiểm; thực hiện các nghĩa vụ khác theo phạm vi được ủy quyền trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
(5) Tham dự các khóa đào tạo, cập nhật kiến thức do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô tổ chức;
(6) Chịu sự kiểm tra, giám sát của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
(7) Bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô đã bồi thường cho người được bảo hiểm, bên mua bảo hiểm trong trường hợp đại lý bảo hiểm, nhân viên trong tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm, bên mua bảo hiểm;
(8) Thực hiện đúng tiêu chuẩn hoạt động đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô quy định;
(9) Giữ bí mật thông tin khách hàng, sử dụng thông tin khách hàng đúng mục đích và không được cung cấp cho bên thứ ba mà không có sự chấp thuận của khách hàng, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật;
(10) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Tổ chức là pháp nhân thương mại có được hoạt động đại lý bảo hiểm khi đã từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Căn cứ khoản 3 Điều 125 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về trường hợp tổ chức không được giao kết, thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm như sau:
Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm
...
3. Tổ chức, cá nhân không được giao kết, thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức là pháp nhân thương mại đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tổ chức đang bị đình chỉ hoạt động có thời hạn, đang bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn hoặc đang bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến bảo hiểm;
b) Cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành hình phạt cấm hành nghề liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm.
Như vậy, trong trường hợp tổ chức của anh đã từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu đã chấp hành xong hình phạt thì được phép giao kết, thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm, trừ trường hợp tổ chức của anh bị cấm đình chỉ hoạt động vĩnh viễn hoặc bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?