Tổ chức lớp học đào tạo thường xuyên phải bảo đảm những yêu cầu gì? Địa điểm đào tạo được thực hiện như thế nào?

Thời gian và kế hoạch đào tạo thường xuyên được pháp luật quy định như thế nào? Tổ chức lớp học đào tạo thường xuyên phải bảo đảm những yêu cầu gì? Địa điểm đào tạo được thực hiện như thế nào? Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Thanh Tú - Long Thành.

Thời gian và kế hoạch đào tạo thường xuyên được pháp luật quy định như thế nào?

Tại Điều 9 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Thời gian và kế hoạch đào tạo
1. Thời gian đào tạo đối với các chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại Thông tư này được thực hiện theo yêu cầu của từng chương trình đào tạo, gồm: thời gian thực học kiến thức nghề, kỹ năng mềm; thời gian thực học thực hành nghề; thời gian kiểm tra trước, trong quá trình đào tạo, kiểm tra kết thúc khóa học; trong đó thời gian thực học thực hành nghề tối thiểu chiếm 80% tổng thời gian khóa học.
2. Việc bố trí thời gian thực học được thực hiện linh hoạt trong ngày; trong tuần (ngày làm việc hoặc ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày nghỉ) theo yêu cầu của học viên và được cụ thể trong kế hoạch đào tạo của từng khóa học, lớp học.
3. Thời gian học mỗi buổi tối đa là 05 (năm) giờ và thời gian học trong một ngày tối đa là 08 (tám) giờ.
4. Kế hoạch đào tạo của từng khóa học, lớp học được xây dựng linh hoạt, phù hợp với đối tượng học viên, đặc điểm của vùng, miền và phải bảo đảm thực hiện nội dung chương trình đào tạo. Nội dung của kế hoạch đào tạo thực hiện theo mẫu định dạng quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó, thời gian và kế hoạch đào tạo thường xuyên được pháp luật quy định như sau:

- Thời gian đào tạo đối với các chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại Thông tư này được thực hiện theo yêu cầu của từng chương trình đào tạo, gồm: thời gian thực học kiến thức nghề, kỹ năng mềm; thời gian thực học thực hành nghề; thời gian kiểm tra trước, trong quá trình đào tạo, kiểm tra kết thúc khóa học; trong đó thời gian thực học thực hành nghề tối thiểu chiếm 80% tổng thời gian khóa học.

- Việc bố trí thời gian thực học được thực hiện linh hoạt trong ngày; trong tuần (ngày làm việc hoặc ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày nghỉ) theo yêu cầu của học viên và được cụ thể trong kế hoạch đào tạo của từng khóa học, lớp học.

- Thời gian học mỗi buổi tối đa là 05 (năm) giờ và thời gian học trong một ngày tối đa là 08 (tám) giờ.

- Kế hoạch đào tạo của từng khóa học, lớp học được xây dựng linh hoạt, phù hợp với đối tượng học viên, đặc điểm của vùng, miền và phải bảo đảm thực hiện nội dung chương trình đào tạo. Nội dung của kế hoạch đào tạo thực hiện theo mẫu định dạng quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

Đào tạo thường xuyên

Đào tạo thường xuyên (Hình từ Internet)

Tổ chức lớp học đào tạo thường xuyên phải bảo đảm những yêu cầu gì?

Tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Tổ chức lớp học và địa điểm đào tạo
1. Tổ chức lớp học
a) Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng mềm tối đa 35 học viên. Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng mềm dành cho người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật tối đa 20 học viên. Riêng lớp học kiến thức nghề, kỹ năng mềm dành cho người mù tối đa 10 học viên.
b) Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp tối đa 18 học viên. Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đối với người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật, tối đa 10 học viên. Riêng lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đối với người mù tối đa 8 học viên.
c) Mỗi lớp học có ít nhất một giáo viên hoặc người dạy nghề trực tiếp giảng dạy và phụ trách lớp.

Theo đó, lớp học kiến thức nghề, kỹ năng mềm tối đa 35 học viên. Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng mềm dành cho người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật tối đa 20 học viên. Riêng lớp học kiến thức nghề, kỹ năng mềm dành cho người mù tối đa 10 học viên.

Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp tối đa 18 học viên. Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đối với người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật, tối đa 10 học viên. Riêng lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đối với người mù tối đa 8 học viên.

Mỗi lớp học có ít nhất một giáo viên hoặc người dạy nghề trực tiếp giảng dạy và phụ trách lớp.

Địa điểm đào tạo thường xuyên được thực hiện như thế nào?

Tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Tổ chức lớp học và địa điểm đào tạo
...
2. Địa điểm đào tạo được thực hiện linh hoạt tại cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, nơi sản xuất, nhưng phải đảm bảo các điều kiện để dạy và học về mặt bằng, địa điểm học kiến thức nghề; địa điểm học thực hành kỹ năng nghề; phương tiện, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ đào tạo theo yêu cầu của mô - đun, môn học trong chương trình đào tạo.

Do đó, địa điểm đào tạo thường xuyên được thực hiện linh hoạt tại cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, nơi sản xuất, nhưng phải đảm bảo các điều kiện để dạy và học về mặt bằng, địa điểm học kiến thức nghề; địa điểm học thực hành kỹ năng nghề; phương tiện, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ đào tạo theo yêu cầu của mô - đun, môn học trong chương trình đào tạo.

Chương trình đào tạo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Việc liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp quy định thế nào?
Pháp luật
Các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ? Biện pháp tu từ là gì? Có bao nhiêu biện pháp tu từ?
Pháp luật
Biện pháp so sánh là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh là gì? Những loại hình so sánh thường được sử dụng là gì?
Pháp luật
Chuẩn đầu ra là gì? Đánh giá kết quả học tập của người học trình độ đại học phải dựa trên chuẩn đầu ra đúng không?
Pháp luật
Chuẩn chương trình đào tạo đối với bậc đại học yêu cầu đối với chuẩn đầu vào và chuẩn đầu ra như thế nào?
Pháp luật
Trong thời gian tối đa 03 năm, các chương trình đào tạo trình độ trung cấp phải được tổ chức đánh giá lại đúng không?
Pháp luật
Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng?
Pháp luật
Công văn 5636/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn mới về kế hoạch dạy học môn tích hợp Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Hoạt động Trải nghiệm, hướng nghiệp ra sao?
Pháp luật
Cơ quan nào quyết định thành lập Hội đồng thẩm định chuẩn chương trình đào tạo từng khối ngành của giáo dục đại học?
Pháp luật
Để được cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số loại giỏi thì điểm trung bình các bài kiểm tra phải đạt từ bao nhiêu điểm?
Pháp luật
Ai có trách nhiệm xây dựng, thẩm định chương trình đào tạo nghề nghiệp? Chương trình đào tạo nghề nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình đào tạo
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
2,517 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình đào tạo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình đào tạo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào