Tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước đối với những cán bộ Quân đội nào khi hy sinh, từ trần? Việc đứng tên đưa tin buồn sẽ do ai thực hiện?
- Tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước đối với những cán bộ Quân đội nào khi hy sinh, từ trần?
- Việc đứng tên đưa tin buồn đối với cán bộ Quân đội hy sinh, từ trần được Tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước sẽ do cơ quan, tổ chức nào thực hiện?
- Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang đối với cán bộ Quân đội hy sinh, từ trần được được quy định như thế nào?
Tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước đối với những cán bộ Quân đội nào khi hy sinh, từ trần?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 86/2016/TT-BQP quy định như sau:
Chức danh, cấp hàm được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước
Cán bộ Quân đội đương chức hoặc thôi giữ chức thuộc một trong các chức vụ, cấp bậc quân hàm sau đây hy sinh, từ trần được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước, gồm:
1. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
2. Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội;
3. Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam;
4. Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam là cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945.
Như vậy, đối với những cán bộ quân đội đương chức hoặc thôi giữ chức thuộc một trong các chức vụ, cấp bậc quân hàm sau đây hy sinh, từ trần được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước, gồm:
- Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
- Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội;
- Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam;
- Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam là cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945.
Lễ tang cấp Nhà nước (Hình từ Internet)
Việc đứng tên đưa tin buồn đối với cán bộ Quân đội hy sinh, từ trần được Tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước sẽ do cơ quan, tổ chức nào thực hiện?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 86/2016/TT-BQP quy định như sau:
Tổ chức Lễ tang
1. Ban Lễ tang; Ban Tổ chức Lễ tang; đứng tên đưa tin buồn; đưa tin, đăng tin; nơi tổ chức Lễ tang và nơi an táng; trang trí lễ đài; vòng hoa; Lễ viếng; tổ chức các đoàn nước ngoài đến viếng; Lễ truy điệu; Lễ đưa tang; Lễ hạ huyệt; lực lượng và phương tiện phục vụ Lễ tang; xây vỏ mộ và chi phí thực hiện theo quy định tại các Điều 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 và Điều 33 Nghị định số 105/2012/NĐ-CP.
...
Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Đứng tên đưa tin buồn
Tùy theo cương vị của người từ trần, việc đưa tin buồn được thực hiện dưới danh nghĩa của tất cả hoặc một số cơ quan sau đây và gia đình:
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
5. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Như vậy, việc đứng tên đưa tin buồn đối với cán bộ Quân đội hy sinh, từ trần được Tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước sẽ do những cơ quan sau đây thực hiện:
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang đối với cán bộ Quân đội hy sinh, từ trần được được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định thành lập Ban Lễ tang Nhà nước, gồm từ 20 (hai mươi) đến 25 (hai mươi lăm) thành viên đại diện Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan nơi người từ trần đã hoặc đang công tác và địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần.
a) Ban Lễ tang Nhà nước có nhiệm vụ chỉ đạo việc tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước theo quy định tại Nghị định này;
b) Trưởng Ban Lễ tang Nhà nước là một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị; Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội.
2. Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định thành lập Ban Tổ chức Lễ tang, gồm từ 10 (mười) đến 15 (mười lăm) thành viên đại diện cho các Bộ, Ban, ngành ở Trung ương, địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần và đại diện gia đình.
a) Ban Tổ chức Lễ tang có nhiệm vụ giúp Ban Lễ tang Nhà nước trong việc điều hành các cơ quan là thành viên Ban Tổ chức Lễ tang, các cơ quan tham gia tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước theo quy định tại Nghị định này;
b) Tùy theo chức danh của người từ trần, Trưởng ban tổ chức Lễ tang là một trong các đồng chí Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội hoặc Chánh Văn phòng các cơ quan có chức danh quy định tại Điều 21 Nghị định này.
Như vậy, Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang đối với cán bộ Quân đội hy sinh, từ trần được được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?