Tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 22 tháng 12 trong năm tròn như thế nào?
- Tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 22 tháng 12 trong năm tròn như thế nào?
- Phê duyệt kế hoạch, đề án tổ chức các hoạt động kỷ niệm năm tròn Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào?
- Cơ quan nào sẽ thực hiện hỗ trợ một phần kinh phí cho hoạt động tuyên truyền trong ngày truyền thống Quân đội nhân dân?
Tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 22 tháng 12 trong năm tròn như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 12 Thông tư 199/2016/TT-BQP có quy định về việc tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 22 tháng 12 như sau:
Tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Ngày hội Quốc phòng toàn dân
...
2. Năm lẻ 5:
a) Tổng cục Chính trị chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng chỉ đạo, tổ chức các hoạt động kỷ niệm cấp Bộ Quốc phòng;
b) Các đơn vị tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, cổ động trực quan, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, hội thi, hội thao, giao lưu, tọa đàm; tổ chức các hoạt động thi đua, đền ơn, đáp nghĩa;
c) Các cơ quan thông tấn, báo chí trong Quân đội đẩy mạnh tuyên truyền về lịch sử và truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam, về xây dựng nền quốc phòng toàn dân; đưa tin về các hoạt động kỷ niệm;
d) Các đơn vị văn hóa, nghệ thuật xây dựng và biểu diễn các chương trình nghệ thuật, tổ chức triển lãm, chiếu phim phục vụ bộ đội và nhân dân.
3. Năm tròn:
a) Các đơn vị tổ chức cho bộ đội theo dõi chương trình Đài Truyền hình Việt Nam hoặc Đài Tiếng nói Việt Nam phát trực tiếp Lễ kỷ niệm cấp quốc gia;
b) Tổng cục Chính trị và các cơ quan chức năng tham mưu, giúp Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương có liên quan tổ chức các hoạt động kỷ niệm cấp quốc gia;
c) Các đơn vị xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động kỷ niệm; tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống, cổ động trực quan, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, hội thi, hội thao, giao lưu, tọa đàm; đẩy mạnh các hoạt động thi đua, lập thành tích chào mừng kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Ngày hội Quốc phòng toàn dân; tổ chức các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa;
d) Các cơ quan thông tấn, báo chí trong Quân đội mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền sâu rộng về lịch sử, truyền thống, chức năng, nhiệm vụ, chiến công, thành tích của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu xây dựng nền quốc phòng toàn dân; đưa tin về các hoạt động kỷ niệm;
đ) Các đơn vị văn hóa, nghệ thuật xây dựng và biểu diễn các chương trình nghệ thuật đặc biệt, tổ chức trưng bày triển lãm, chiếu phim phục vụ bộ đội và nhân dân.
Theo đó, việc tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 22 tháng 12 trong năm tròn được thực hiện như sau:
- Các đơn vị tổ chức cho bộ đội theo dõi chương trình Đài Truyền hình Việt Nam hoặc Đài Tiếng nói Việt Nam phát trực tiếp Lễ kỷ niệm cấp quốc gia;
- Tổng cục Chính trị và các cơ quan chức năng tham mưu, giúp Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương có liên quan tổ chức các hoạt động kỷ niệm cấp quốc gia;
- Các đơn vị xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động kỷ niệm; tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống, cổ động trực quan, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, hội thi, hội thao, giao lưu, tọa đàm; đẩy mạnh các hoạt động thi đua, lập thành tích chào mừng kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Ngày hội Quốc phòng toàn dân; tổ chức các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa;
- Các cơ quan thông tấn, báo chí trong Quân đội mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền sâu rộng về lịch sử, truyền thống, chức năng, nhiệm vụ, chiến công, thành tích của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu xây dựng nền quốc phòng toàn dân; đưa tin về các hoạt động kỷ niệm;
- Các đơn vị văn hóa, nghệ thuật xây dựng và biểu diễn các chương trình nghệ thuật đặc biệt, tổ chức trưng bày triển lãm, chiếu phim phục vụ bộ đội và nhân dân.
Tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 22 tháng 12 trong năm tròn như thế nào? (Hình từ Internet)
Phê duyệt kế hoạch, đề án tổ chức các hoạt động kỷ niệm năm tròn Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 199/2016/TT-BQP có quy định như sau:
Theo đó, việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch, đề án tổ chức các hoạt động kỷ niệm năm tròn Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam được thực hiện như sau:
- Tổng cục Chính trị chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng xây dựng đề án tổ chức các hoạt động kỷ niệm; gửi xin ý kiến các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương có liên quan; tổng hợp, hoàn chỉnh dự thảo đề án; báo cáo Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Tổng cục Chính trị chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch thực hiện đề án tổ chức các hoạt động kỷ niệm trong Quân đội, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng căn cứ đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và kế hoạch của Bộ Quốc phòng, xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ.
Cơ quan nào sẽ thực hiện hỗ trợ một phần kinh phí cho hoạt động tuyên truyền trong ngày truyền thống Quân đội nhân dân?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Thông tư 199/2016/TT-BQP có quy định như sau:
Việc hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động kỷ niệm năm tròn ngày truyền thống của đơn vị
1. Hằng năm, Bộ Quốc phòng hỗ trợ một phần kinh phí cho hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhân kỷ niệm năm tròn ngày truyền thống cho các đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên. Đối tượng và mức hỗ trợ cụ thể do Tổng cục Chính trị đề xuất, Cục Tài chính thẩm định, báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt.
...
Như vậy, hằng năm, Bộ Quốc phòng sẽ là cơ quan thực hiện hỗ trợ một phần kinh phí cho hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhân kỷ niệm năm tròn ngày truyền thống Quân đội nhân dân cho ác đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên.
Ngoài ra, đối tượng và mức hỗ trợ cụ thể do Tổng cục Chính trị đề xuất, Cục Tài chính thẩm định, báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt.
Xem thêm: Việt Nam Giải phóng quân được thành lập vào thời gian nào?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự theo các cấp độ cụ thể được quy định như thế nào?
- Không gian mạng bao gồm những gì? Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng như thế nào? Các cấp độ bảo vệ trẻ em?
- Công chức viên chức Kiểm toán nhà nước có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức tốt được chọn đào tạo bồi dưỡng đúng không?
- Trong tố tụng dân sự trợ giúp viên pháp lý có được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự?
- Cách tiếp cận từ chi phí là gì? Cách tiếp cận từ chi phí thường được áp dụng trong trường hợp nào?