Tổ chức kinh tế thực hiện tích tụ đất nông nghiệp bằng việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có phải lập phương án sử dụng đất?
- Tổ chức kinh tế thực hiện tích tụ đất nông nghiệp bằng việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có phải lập phương án sử dụng đất?
- Việc tích tụ đất nông nghiệp phải phù hợp với quá trình chuyển dịch lao động đúng không?
- Tổ chức kinh tế được lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất trong trường hợp nào?
Tổ chức kinh tế thực hiện tích tụ đất nông nghiệp bằng việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có phải lập phương án sử dụng đất?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Nghị định 102/2024/NĐ-CP như sau:
Thực hiện tích tụ đất nông nghiệp
1. Tổ chức kinh tế thực hiện tích tụ đất nông nghiệp thông qua các phương thức sau đây:
a) Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp;
b) Nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp;
c) Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp và nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp.
2. Tổ chức kinh tế thực hiện tích tụ đất nông nghiệp thông qua phương thức quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này phải lập phương án sử dụng đất nông nghiệp theo quy định tại khoản 6 Điều 45 Luật Đất đai gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được phương án sử dụng đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản chấp thuận, trường hợp không chấp thuận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì trường hợp tổ chức kinh tế thực hiện tích tụ đất nông nghiệp thông qua phương thức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp thì phải lập phương án sử dụng đất nông nghiệp gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Phương án sử dụng đất nông nghiệp phải có các nội dung chính sau đây:
- Địa điểm, diện tích, mục đích sử dụng đất;
- Kế hoạch sản xuất, kinh doanh nông nghiệp;
- Vốn đầu tư;
- Thời hạn sử dụng đất;
- Tiến độ sử dụng đất.
Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được phương án sử dụng đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản chấp thuận, trường hợp không chấp thuận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Cũng theo quy định tại Điều 78 Nghị định 102/2024/NĐ-CP thì sau khi phương án sử dụng đất nông nghiệp được phê duyệt, tổ chức kinh tế thực hiện việc thỏa thuận với người sử dụng đất để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp; việc đăng ký đất đai thực hiện theo quy định của Nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai.
Tổ chức kinh tế thực hiện tích tụ đất nông nghiệp bằng việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có phải lập phương án sử dụng đất? (Hình từ Internet)
Việc tích tụ đất nông nghiệp phải phù hợp với quá trình chuyển dịch lao động đúng không?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 193 Luật Đất đai 2024 có quy định như sau:
Tích tụ đất nông nghiệp
1. Tích tụ đất nông nghiệp là việc tăng diện tích đất nông nghiệp của người sử dụng đất để tổ chức sản xuất thông qua các phương thức sau đây:
a) Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp;
b) Nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp.
2. Việc tích tụ đất nông nghiệp phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, người sử dụng đất và của các tổ chức, cá nhân có liên quan; không ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh;
b) Tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về dân sự và pháp luật có liên quan; sử dụng đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Phù hợp với đặc điểm về đất đai, địa hình, khí hậu, văn hóa, quá trình chuyển dịch lao động, chuyển đổi nghề, việc làm ở nông thôn của từng vùng, từng khu vực, từng địa phương và phù hợp với nhu cầu của thị trường.
...
Theo đó, việc tích tụ đất nông nghiệp phải phù hợp với quá trình chuyển dịch lao động, chuyển đổi nghề, việc làm ở nông thôn của từng vùng, từng khu vực, từng địa phương và phù hợp với nhu cầu của thị trường cũng như phù hợp với đặc điểm về đất đai, địa hình, khí hậu, văn hóa.
Tổ chức kinh tế được lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Đất đai 2024 như sau:
Quyền lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất
1. Tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm nhưng thuộc trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê theo quy định của Luật này được lựa chọn chuyển sang thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho thời gian thuê đất còn lại và phải xác định lại giá đất để tính tiền thuê đất tại thời điểm có quyết định cho phép chuyển sang thuê đất theo hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê theo quy định của Luật này.
2. Tổ chức kinh tế, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê được lựa chọn chuyển sang thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm. Tiền thuê đất đã nộp được khấu trừ vào tiền thuê đất hằng năm phải nộp theo quy định của Chính phủ.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất mà có nhu cầu sử dụng một phần hoặc toàn bộ diện tích được giao để sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ thì được lựa chọn chuyển sang hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm đối với phần diện tích đó.
Theo đó, tổ chức kinh tế được lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất trong trường hợp sau đây:
(1) Tổ chức kinh tế được lựa chọn chuyển sang thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho thời gian thuê đất còn lại nếu tổ chức kinh tế đó đang được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm nhưng thuộc trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê
Trong trường hợp này, tổ chức kinh tế phải xác định lại giá đất để tính tiền thuê đất tại thời điểm có quyết định cho phép chuyển sang thuê đất theo hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
(2) Tổ chức kinh tế được lựa chọn chuyển sang thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm nếu tổ chức đó đang được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
Trong đó, tiền thuê đất đã nộp được khấu trừ vào tiền thuê đất hằng năm phải nộp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?