Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do ai thành lập? Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có chức năng như thế nào?
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do ai thành lập?
Căn cứ tại Điều 3 Quy định điều kiện thành lập và giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 61/2012/TT-BGDĐT, có quy định về tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục như sau:
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
1. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục theo các quy định của Quy định này, có chức năng đánh giá và công nhận các cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
2. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập và tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do tổ chức, cá nhân thành lập.
a) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập hoạt động theo quy định của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
b) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do tổ chức, cá nhân thành lập hoạt động theo quy định của Nhà nước đối với các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo.
3. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có tư cách pháp nhân; có tài khoản và con dấu riêng; có trụ sở giao dịch; hoạt động độc lập với các cơ sở giáo dục.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập và tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do tổ chức, cá nhân thành lập.
- Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập hoạt động theo quy định của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;
- Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do tổ chức, cá nhân thành lập hoạt động theo quy định của Nhà nước đối với các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo.
Kiểm định chất lượng giáo dục (Hình từ Internet)
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có chức năng như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Quy định điều kiện thành lập và giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 61/2012/TT-BGDĐT, có quy định về chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục như sau:
Chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
1. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có chức năng sau:
a) Tổ chức các hoạt động đánh giá và công nhận các cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục;
b) Tư vấn cho các cơ sở giáo dục thực hiện cải tiến chất lượng sau khi được kiểm định chất lượng giáo dục.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có chức năng tổ chức các hoạt động đánh giá và công nhận các cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục; Tư vấn cho các cơ sở giáo dục thực hiện cải tiến chất lượng sau khi được kiểm định chất lượng giáo dục.
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 14 Quy định điều kiện thành lập và giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 61/2012/TT-BGDĐT, có quy định về quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục như sau:
Quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
1. Được thực hiện các hoạt động ghi trong giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
2. Thuê chuyên gia trong nước và ngoài nước để phối hợp với các kiểm định viên thực hiện hợp đồng dịch vụ hoặc hợp tác với các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục khác theo quy định của pháp luật.
3. Tham gia các tổ chức nghề nghiệp về kiểm định chất lượng giáo dục trong nước và quốc tế.
4. Yêu cầu cơ sở giáo dục đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục cung cấp đủ, kịp thời các tài liệu và thông tin liên quan đến hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
5. Kiểm tra, xác nhận các thông tin và minh chứng có liên quan đến cơ sở giáo dục đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục.
6. Đề nghị các đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giám định về mặt chuyên môn hoặc làm tư vấn liên quan đến các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
7. Được quyền từ chối không cung cấp dịch vụ kiểm định chất lượng giáo dục.
8. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có 08 quyền hạn sau:
- Được thực hiện các hoạt động ghi trong giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;
- Thuê chuyên gia trong nước và ngoài nước để phối hợp với các kiểm định viên thực hiện hợp đồng dịch vụ hoặc hợp tác với các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục khác theo quy định của pháp luật.
- Tham gia các tổ chức nghề nghiệp về kiểm định chất lượng giáo dục trong nước và quốc tế.
- Yêu cầu cơ sở giáo dục đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục cung cấp đủ, kịp thời các tài liệu và thông tin liên quan đến hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
- Kiểm tra, xác nhận các thông tin và minh chứng có liên quan đến cơ sở giáo dục đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục.
- Đề nghị các đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giám định về mặt chuyên môn hoặc làm tư vấn liên quan đến các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
- Được quyền từ chối không cung cấp dịch vụ kiểm định chất lượng giáo dục.
- Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?