Tổ chức không báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê nhà nước theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức không báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê nhà nước theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt tổ chức không báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê nhà nước theo quy định không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức không báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê nhà nước theo quy định là bao lâu?
Tổ chức không báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê nhà nước theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định 95/2016/NĐ-CP về vi phạm quy định về thời hạn báo cáo thống kê, báo cáo tài chính gửi cơ quan thống kê nhà nước theo quy định của pháp luật như sau:
Vi phạm quy định về thời hạn báo cáo thống kê, báo cáo tài chính gửi cơ quan thống kê nhà nước theo quy định của pháp luật
...
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo thống kê, báo cáo tài chính.
Hành vi không báo cáo thống kê, báo cáo tài chính được quy định là sau 15 ngày đối với chế độ quy định đối với báo cáo thống kê tháng, sau 30 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính quý, 6 tháng, sau 45 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính năm mà chưa gửi báo cáo thống kê, báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê có thẩm quyền.
Căn cứ Điều 4 Nghị định 95/2016/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm.
Theo quy định trên, tổ chức không báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê nhà nước theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Báo cáo tài chính (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt tổ chức không báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê nhà nước theo quy định không?
Theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 95/2016/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng.
...
Căn cứ Điều 19 Nghị định 95/2016/NĐ-CP quy định về xác định thẩm quyền xử phạt như sau:
Xác định thẩm quyền xử phạt
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh quy định tại các Điều 16, 17 và 18 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê bằng hình thức phạt cảnh cáo và phạt tiền cao nhất là 3.000.000 đồng đối với cá nhân, và cao nhất là 6.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do tổ chức không báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê nhà nước theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 40.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không có quyền xử phạt tổ chức này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức không báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê nhà nước theo quy định là bao lâu?
Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020, được bổ sung bởi điểm b khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:
Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
d) Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức không báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê nhà nước theo quy định là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất công trình phòng chống thiên tai là đất gì? 07 Nguyên tắc cơ bản trong phòng chống thiên tai?
- Đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện do cơ quan nào thực hiện xây dựng báo cáo Chính phủ?
- TCVN 14159-2:2024 về Quản lý tài liệu - Định dạng tệp tài liệu điện tử cho bảo quản lâu dài - Phần 2: Sử dụng ISO 32000-1 (PDF/A-2) thế nào?
- Rước ông Táo về nhà ngày nào? Mâm cúng ông Táo về nhà Tết Ất Tỵ? Vàng mã cúng ông Táo về nhà có phải chịu thuế TTĐB không?
- Đối khớp lý lịch đảng viên là gì? Cấp ủy cơ sở đối khớp lý lịch đảng viên theo Hướng dẫn 12 như thế nào?