Tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài có được phép thành lập văn phòng đại diện hoạt động tại Việt Nam hay không?
- Tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài muốn thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện nào?
- Thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài
- Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài
Tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài muốn thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện nào?
Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 03/2014/TT-BKHCN quy định việc tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện được quy định tại Điều 21 Nghị định 08/2014/NĐ-CP; điều kiện về lĩnh vực hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài theo khoản 3 Điều 11 và khoản 2 Điều 15 Luật Khoa học và công nghệ 2013, cụ thể như sau:
- Là tổ chức khoa học và công nghệ hợp pháp của tổ chức quốc tế, quốc gia, vùng lãnh thổ nơi tổ chức đó thành lập hoặc đăng ký hoạt động;
- Mục đích, nội dung, lĩnh vực hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật, yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam;
- Được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép thành lập;
- Được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) cho phép đặt trụ sở làm việc tại địa phương.
- Hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ mà Việt Nam có nhu cầu;
- Cam kết chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Lĩnh vực hoạt động của văn phòng đại diện phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ.
- Việc thành lập văn phòng đại diện được quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ.
- Văn phòng đại diện phải có ít nhất 02 (hai) người có trình độ cao đẳng trở lên. Người đứng đầu phải có trình độ đại học trở lên và làm việc chính thức tại văn phòng đại diện.
- Văn phòng đại diện phải có trụ sở như đối với tổ chức khoa học và công nghệ quy định tại Nghị định 08/2014/NĐ-CP.
Tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài có được phép thành lập văn phòng đại diện hoạt động tại Việt Nam hay không?
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài
Hồ sơ, trình tự, thủ tục tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 03/2014/TT-BKHCN như sau:
(1) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện do đại diện có thẩm quyền của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài ký (Mẫu 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN);
- Bản sao giấy đăng ký hoạt động hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền thành lập xác nhận. Trong trường hợp giấy đăng ký hoạt động hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của tổ chức nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm;
- Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương trong năm tài chính gần nhất của tổ chức khoa học và công nghệ;
- Bản sao điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài;
- Lý lịch tư pháp người đứng đầu văn phòng đại diện của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài;
- Văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc cho phép đặt trụ sở của văn phòng đại diện.
Đối với bản sao giấy đăng ký hoạt động hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài, Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương trong năm tài chính gần nhất, bản sao điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài và lý lịch tư pháp người đứng đầu văn phòng đại diện phải được dịch ra tiếng Việt và được hợp pháp hóa lãnh sự.
(2) Trình tự, thủ tục thực hiện:
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài được lập thành 02 (hai) bộ và gửi đến Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp cho tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài Giấy phép thành lập văn phòng đại diện và gửi bản sao Giấy phép tới Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở;
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo bằng văn bản để tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;
- Trong quá trình xem xét hồ sơ xin cấp Giấy phép, nếu xét thấy cần thiết, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tiến hành thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập;
- Trong quá trình xem xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền yêu cầu tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài xuất trình các tài liệu liên quan để chứng minh nêu trong hồ sơ có thông tin cần làm rõ;
- Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, Bộ Khoa học và Công nghệ phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài và nêu rõ lý do.
Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài
Theo Điều 22 Nghị định 08/2014/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài, cụ thể như sau:
- Văn phòng đại diện có các quyền sau đây:
+ Được Nhà nước Việt Nam bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
+ Có con dấu mang tên văn phòng đại diện của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài theo quy định hiện hành của pháp luật khác có liên quan;
+ Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của văn phòng đại diện;
+ Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của văn phòng đại diện;
+ Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật khác có liên quan;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ và pháp luật khác có liên quan.
- Văn phòng đại diện có các nghĩa vụ sau đây:
+ Hoạt động theo đúng nội dung, lĩnh vực hoạt động quy định trong Giấy phép thành lập;
+ Thực hiện đăng ký thay đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn Giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật khác có liên quan;
+ Trưởng văn phòng đại diện chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam, có trách nhiệm định kỳ báo cáo bằng văn bản về hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam cho cơ quan cấp Giấy phép thành lập trước ngày 15 tháng 12 hằng năm; báo cáo, cung cấp tài liệu, giải thích những vấn đề liên quan khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
+ Trưởng văn phòng đại diện của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền;
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ và pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài có thể thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện về thành lập văn phòng đại diện, lĩnh vực hoạt động theo quy định. Theo đó, tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện theo trình tự, thủ tục đăng ký thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài khi được thành lập được hưởng các quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?