Tổ chức khoa học và công nghệ cần những điều kiện gì để được thành lập? Tổ chức khoa học và công nghệ cần phải có nguồn nhân lực ra sao?
- Tổ chức khoa học và công nghệ cần những điều kiện gì để được thành lập?
- Tổ chức khoa học và công nghệ cần phải có nguồn nhân lực ra sao?
- Tổ chức khoa học và công nghệ phải đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật ra sao?
- Cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thì có được quyền sáp nhập tổ chức khoa học và công nghệ do mình thành lập không?
Tổ chức khoa học và công nghệ cần những điều kiện gì để được thành lập?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 08/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khoa học và Công nghệ, thì tổ chức khoa học và công nghệ cần có những điều kiện sau đây:
Tổ chức khoa học và công nghệ được thành lập khi đủ 6 điều kiện sau đây:
(1) Điều lệ tổ chức và hoạt động
(2) Nhân lực khoa học và công nghệ
(3) Cơ sở vật chất - kỹ thuật
(4) Đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập còn phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
(5) Đối với tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài còn phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 11 của Luật khoa học và công nghệ năm 2013 sau đây:
+ Mục đích, nội dung, lĩnh vực hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật, yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam;
+ Được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép thành lập;
+ Được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) cho phép đặt trụ sở làm việc tại địa phương.
(6) Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn cụ thể các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Khoa học và công nghệ (Hình từ Internet)
Tổ chức khoa học và công nghệ cần phải có nguồn nhân lực ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 08/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khoa học và Công nghệ, thì tổ chức khoa học và công nghệ cần phải có nguồn nhân lực đảm bảo như sau:
- Mỗi tổ chức khoa học và công nghệ phải có ít nhất 05 (năm) người có trình độ đại học trở lên bao gồm làm việc chính thức và kiêm nhiệm, trong đó có ít nhất 30% có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực chủ yếu xin đăng ký hoạt động và ít nhất 40% làm việc chính thức.
Trường hợp thành lập tổ chức khoa học và công nghệ để phát triển ngành khoa học và công nghệ mới thì tổ chức khoa học và công nghệ phải có ít nhất (một) người có trình độ đại học trở lên thuộc ngành đăng ký hoạt động làm việc chính thức.
- Người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ phải có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm quản lý, năng lực chuyên môn phù hợp.
Đối với tổ chức khoa học và công nghệ là cơ sở giáo dục đại học thì người đứng đầu phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về giáo dục đại học.
Tổ chức khoa học và công nghệ phải đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 08/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khoa học và Công nghệ như sau:
Điều kiện thành lập tổ chức khoa học và công nghệ
...
3. Cơ sở vật chất - kỹ thuật
Có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trụ sở, nhà xưởng, phòng thí nghiệm, máy móc thiết bị, tài sản trí tuệ, các phương tiện vật chất - kỹ thuật khác để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức khoa học và công nghệ.
...
Như vậy, có thể thấy rằng tổ chức khoa học và công nghệ phải đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật như sử dụng trụ sở, nhà xưởng, phòng thí nghiệm, máy móc thiết bị, tài sản trí tuệ, các phương tiện vật chất - kỹ thuật khác để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức khoa học và công nghệ.
Cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thì có được quyền sáp nhập tổ chức khoa học và công nghệ do mình thành lập không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 08/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khoa học và Công nghệ như sau:
Thẩm quyền thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể tổ chức khoa học và công nghệ
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật khoa học và công nghệ quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức khoa học và công nghệ khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thì có thẩm quyền chia, tách, giải thể, sáp nhập tổ chức khoa học và công nghệ do mình thành lập.
3. Thẩm quyền thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể tổ chức khoa học và công nghệ là cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục đại học.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức khoa học và công nghệ sẽ có quyền sáp nhập tổ chức khoa học và công nghệ do mình thành lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?