Tổ chức khai thác khoáng sản phải lập đề án đóng cửa mỏ khoáng sản khi thuộc những trường hợp nào?
Tổ chức khai thác khoáng sản phải lập đề án đóng cửa mỏ khoáng sản khi thuộc những trường hợp nào?
Trường hợp tổ chức khai thác khoáng sản phải lập đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được quy định tại Điều 73 Luật Khoáng sản 2010 như sau:
Đóng cửa mỏ khoáng sản
Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lập đề án đóng cửa mỏ đối với toàn bộ hoặc một phần diện tích khai thác khoáng sản trong các trường hợp sau đây:
1. Đã khai thác hết toàn bộ hoặc một phần trữ lượng;
2. Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực nhưng chưa khai thác hết trữ lượng khoáng sản trong khu vực khai thác khoáng sản.
Theo quy định trên, tổ chức khai thác khoáng sản phải lập đề án đóng cửa mỏ khoáng sản đối với toàn bộ hoặc một phần diện tích khai thác khoáng sản trong trường hợp sau:
- Đã khai thác hết toàn bộ hoặc một phần trữ lượng.
- Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực nhưng chưa khai thác hết trữ lượng khoáng sản trong khu vực khai thác khoáng sản.
Mỏ khoáng sản (Hình từ Internet)
Việc thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được thực hiện thông qua cơ quan nào?
Cơ quan thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được quy định tại khoản 2 Điều 45 Nghị định 158/2016/NĐ-CP, khoản 2 Điều 4 Nghị định 22/2023/NĐ-CP như sau:
Thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 82 Luật khoáng sản, tổ chức thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản trước khi quyết định đóng cửa mỏ.
2. Việc thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được thực hiện thông qua Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có mỏ khoáng sản thành lập theo thẩm quyền. Quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định.
Thời gian thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản không quá 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3. Nội dung thẩm định đề án đóng cửa mỏ bao gồm:
a) Lý do đóng cửa mỏ;
b) Hiện trạng, số lượng, khối lượng và mức độ an toàn các công trình mỏ, các công trình phụ trợ phục vụ khai thác mỏ; các công trình bảo vệ môi trường, công trình cải tạo, phục hồi môi trường đã thực hiện, kể cả các bãi thải của mỏ tại thời điểm đóng cửa mỏ;
c) Khối lượng khoáng sản thực tế đã khai thác, trữ lượng khoáng sản còn lại trong khu vực được phép khai thác khoáng sản so với trữ lượng được phép trong Giấy phép khai thác khoáng sản tại thời điểm đóng cửa mỏ;
d) Khối lượng công việc và phương pháp đóng cửa mỏ, các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; các giải pháp đảm bảo an toàn cho khai trường sau khi đóng cửa mỏ và các công trình phụ trợ; khối lượng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; thời gian để ổn định, an toàn cho các bãi thải của mỏ; biện pháp phục hồi đất đai và môi trường có liên quan trong quá trình thực hiện Đề án đóng cửa mỏ và hướng sử dụng đất đai sau khi đóng cửa mỏ;
đ) Khối lượng, tiến độ thực hiện các công việc của đề án và thời gian hoàn thành các hạng mục công việc của đề án đóng cửa mỏ.
Theo đó, việc thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được thực hiện thông qua Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có mỏ khoáng sản thành lập theo thẩm quyền.
Tổ chức khai thác khoáng sản không có khả năng thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản thì xử lý thế nào?
Xử lý việc tổ chức khai thác khoáng sản không có khả năng thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được quy định tại Điều 74 Luật Khoáng sản 2010 như sau:
Lập và tổ chức thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lập đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này phê duyệt trước khi thực hiện.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản giải thể, phá sản hoặc không có khả năng thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ năng lực lập, thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản. Kinh phí thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được lấy từ tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân được phép khai thác.
Như vậy, nếu tổ chức khai thác khoáng sản không có khả năng thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép sẽ lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ năng lực lập, thực hiện đề án này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?