Tổ chức hoạt động tư vấn phòng chống HIV/AIDS trong cơ sở y tế phải đáp ứng những điều kiện nào?

Tổ chức hoạt động tư vấn phòng chống HIV/AIDS trong cơ sở y tế theo hình thức nào? Tổ chức hoạt động tư vấn phòng chống HIV/AIDS trong cơ sở y tế phải đáp ứng các điều kiện nào? Các cơ sở y tế nào có trách nhiệm tổ chức việc tư vấn về dự phòng trong phòng chống HIV/AIDS cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu? Thắc mắc đến từ bạn T.L ở Long Thành.

Tổ chức hoạt động tư vấn phòng chống HIV/AIDS trong cơ sở y tế phải đáp ứng các điều kiện nào?

Điều kiện tổ chức hoạt động tư vấn phòng chống HIV/AIDS trong cơ sở y tế tại Điều 6 Thông tư 01/2015/TT-BYT cụ thể:

Điều kiện tổ chức hoạt động tư vấn phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở y tế
1. Điều kiện về nhân sự: có ít nhất 01 nhân viên tư vấn.
2. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị:
a) Bảo đảm kín đáo, thông thoáng và đủ ánh sáng. Trường hợp thực hiện tư vấn theo hình thức tư vấn nhóm thì phải bảo đảm đủ chỗ ngồi tương ứng với số người được tư vấn;
b) Có trang thiết bị tối thiểu cần thiết cho hoạt động tư vấn, gồm bàn làm việc, ghế ngồi và tài liệu truyền thông phục vụ cho việc tư vấn.

Theo đó, tổ chức hoạt động tư vấn phòng chống HIV/AIDS trong cơ sở y tế phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Điều kiện về nhân sự: Có ít nhất 01 nhân viên tư vấn.

- Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị:

+ Bảo đảm kín đáo, thông thoáng và đủ ánh sáng. Trường hợp thực hiện tư vấn theo hình thức tư vấn nhóm thì phải bảo đảm đủ chỗ ngồi tương ứng với số người được tư vấn;

+ Có trang thiết bị tối thiểu cần thiết cho hoạt động tư vấn, gồm bàn làm việc, ghế ngồi và tài liệu truyền thông phục vụ cho việc tư vấn.

Tổ chức hoạt động tư vấn phòng chống HIV/AIDS trong cơ sở y tế

Tổ chức hoạt động tư vấn phòng chống HIV/AIDS trong cơ sở y tế (Hình từ Internet)

Tổ chức hoạt động tư vấn phòng chống HIV/AIDS trong cơ sở y tế theo hình thức nào?

Hình thức tư vấn phòng chống HIV/AIDS trong cơ sở y tế quy định ở Điều 7 Thông tư 01/2015/TT-BYT cụ thể:

Hình thức tư vấn
1. Hình thức tư vấn gồm:
a) Tư vấn nhóm;
b) Tư vấn cặp vợ, chồng hoặc hai người có quan hệ tình dục với nhau;
c) Tư vấn cá nhân.
2. Việc lựa chọn hình thức tư vấn tùy thuộc vào quy mô người bệnh, nhu cầu cụ thể của mỗi người bệnh. Không áp dụng tư vấn nhóm đối với tư vấn sau xét nghiệm HIV cho người bệnh có kết quả xét nghiệm HIV dương tính.

Như vậy, tổ chức hoạt động tư vấn phòng chống HIV/AIDS trong cơ sở y tế theo hình thức sau:

- Tư vấn nhóm;

- Tư vấn cặp vợ, chồng hoặc hai người có quan hệ tình dục với nhau;

- Tư vấn cá nhân.

Lưu ý: Việc lựa chọn hình thức tư vấn tùy thuộc vào quy mô người bệnh, nhu cầu cụ thể của mỗi người bệnh.

Không áp dụng tư vấn nhóm đối với tư vấn sau xét nghiệm HIV cho người bệnh có kết quả xét nghiệm HIV dương tính.

Các cơ sở y tế nào có trách nhiệm tổ chức việc tư vấn về dự phòng trong phòng chống HIV/AIDS cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu?

Trách nhiệm của các cơ sở y tế khi tổ chức việc tư vấn về dự phòng trong phòng chống HIV/AIDS cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu quy định ở Điều 11 Thông tư 01/2015/TT-BYT cụ thể:

Trách nhiệm của các cơ sở y tế
1. Các cơ sở y tế sau đây có trách nhiệm tổ chức việc tư vấn về dự phòng trong phòng, chống HIV/AIDS cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu:
a) Cơ sở y tế dự phòng có chức năng phòng, chống HIV/AIDS;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa có chức năng điều trị bệnh truyền nhiễm, phòng khám chuyên khoa về phòng, chống HIV/AIDS.
2. Cơ sở y tế nếu có thực hiện kỹ thuật xét nghiệm HIV có trách nhiệm:
a) Tổ chức việc tư vấn về dự phòng trong phòng, chống HIV/AIDS cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu;
b) Tổ chức việc tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV;
c) Thực hiện đầy đủ chế độ thống kê báo cáo theo quy định cho cơ quan đầu mối về thu thập số liệu báo cáo về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn.

Theo đó, các cơ sở y tế sau đây có trách nhiệm tổ chức việc tư vấn về dự phòng trong phòng chống HIV/AIDS cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu:

- Cơ sở y tế dự phòng có chức năng phòng chống HIV/AIDS;

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa có chức năng điều trị bệnh truyền nhiễm, phòng khám chuyên khoa về phòng chống HIV/AIDS.

Bên cạnh đó, cơ sở y tế nếu có thực hiện kỹ thuật xét nghiệm HIV có trách nhiệm:

- Tổ chức việc tư vấn về dự phòng trong phòng chống HIV/AIDS cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu;

- Tổ chức việc tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV;

- Thực hiện đầy đủ chế độ thống kê báo cáo theo quy định cho cơ quan đầu mối về thu thập số liệu báo cáo về phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn.

Tổ chức hoạt động tư vấn phòng chống HIV/AIDS trong cơ sở y tế đảm bảo các nguyên tắc chung nào?

Nguyên tắc chung tổ chức hoạt động tư vấn phòng chống HIV/AIDS trong cơ sở y tế Điều 3 Thông tư 01/2015/TT-BYT cụ thể:

- Bảo đảm tính bí mật thông tin của người được tư vấn.

- Bảo đảm tư vấn theo đúng nội dung quy trình theo quy định của pháp luật.

- Việc thông báo kết quả xét nghiệm dương tính thực hiện theo quy định tại Thông tư 01/2010/TT-BYT quy định trách nhiệm, trình tự thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính (tuy nhiên văn bản này hiện tại đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Thông tư 04/2023/TT-BYT) và Thông tư 09/2012/TT-BYT hướng dẫn giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (tuy nhiên văn bản này hiện tại đã hết hiệu lực và đang được thay thế bằng Thông tư 07/2023/TT-BYT).

- Bảo đảm giới thiệu chuyển gửi người có kết quả HIV dương tính đến dịch vụ chăm sóc, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV.

Phòng chống HIV/AIDS
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS là ngày 01 tháng 12 đúng không? AIDS là viết tắt của cụm từ nào?
Pháp luật
Tổ chức hoạt động tư vấn phòng chống HIV/AIDS trong cơ sở y tế đảm bảo các nguyên tắc chung nào?
Pháp luật
Tổ chức hoạt động tư vấn phòng chống HIV/AIDS trong cơ sở y tế phải đáp ứng những điều kiện nào?
Pháp luật
Cục Phòng chống HIV/AIDS là đơn vị biên tập, xuất bản và phát hành Tạp chí AIDS và cộng đồng đúng không?
Pháp luật
Cục Phòng chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế có tư cách pháp nhân hay không? Cục Phòng chống HIV/AIDS hoạt động theo cơ chế nào?
Pháp luật
Báo cáo định kỳ hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại cấp trung ương do cơ quan nào thực hiện? Cơ quan nào tiếp nhận báo cáo?
Pháp luật
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm của Bộ Nội vụ được lấy từ nguồn nào?
Pháp luật
Thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ hoạt động phòng chống HIV/AIDS là khi nào? Báo cáo được gửi, nhận bằng phương thức gì?
Pháp luật
Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm của Bộ Nội vụ là ai?
Pháp luật
Ban Chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm của Bộ Nội vụ làm việc theo nguyên tắc nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống HIV/AIDS
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
332 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống HIV/AIDS
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào