Tổ chức hoạt động điện lực khi giấy phép hoạt động điện lực đã hết thời hạn sử dụng bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?
- Đối tượng nào được cấp giấy phép hoạt động điện lực? Điều kiện được cấp giấy phép hoạt động điện lực là gì?
- Tiếp tục hoạt động khi giấy phép hoạt động điện lực đã hết thời hạn sử dụng thì tổ chức hoạt động điện lực sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi hoạt động điện lực khi giấy phép hoạt động điện lực đã hết thời hạn sử dụng hay không?
Đối tượng nào được cấp giấy phép hoạt động điện lực? Điều kiện được cấp giấy phép hoạt động điện lực là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 32 Luật Điện lực 2004 (được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật điện lực sửa đổi 2012) quy định tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép để thực hiện một hoặc nhiều lĩnh vực hoạt động điện lực.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 32 Luật Điện lực 2004 quy định tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động điện lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
(1) Có dự án hoặc phương án hoạt động điện lực khả thi.
(2) Có hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực.
(3) Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động điện lực.
Đối tượng nào được cấp giấy phép hoạt động điện lực? Điều kiện được cấp giấy phép hoạt động điện lực là gì? (Hình từ Internet)
Tiếp tục hoạt động khi giấy phép hoạt động điện lực đã hết thời hạn sử dụng thì tổ chức hoạt động điện lực sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?
Căn cứ khoản 5 Điều 5 Nghị định 134/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) quy định vi phạm các quy định về Giấy phép hoạt động điện lực như sau:
Vi phạm các quy định về Giấy phép hoạt động điện lực
...
5. Phạt tiền tổ chức từ 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cung cấp hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép không chính xác, không trung thực;
b) Hoạt động điện lực khi Giấy phép hoạt động điện lực đã hết thời hạn sử dụng;
c) Không đảm bảo một trong các điều kiện hoạt động điện lực theo quy định của pháp luật trong suốt thời gian hoạt động.
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại Giấy phép hoạt động điện lực đã được cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính là khoản lợi đối tượng vi phạm có được từ hoạt động điện lực trong thời gian vi phạm để sung vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4, điểm b khoản 5 và khoản 6 Điều này.
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 134/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) quy định về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và mức phạt tiền như sau:
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và mức phạt tiền
...
3. Mức phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực điện lực là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính được quy định do tổ chức thực hiện tại Điều 5, Điều 7, Điều 8, từ khoản 2 đến khoản 6 Điều 9, Điều 10, khoản 4 và các khoản từ khoản 6 đến khoản 9 Điều 11, Điều 13, Điều 14, Điều 20, khoản 2 Điều 21, Điều 23, Điều 31 Nghị định này.”
Như vậy, theo quy định trên, hành vi hoạt động điện lực khi giấy phép hoạt động điện lực đã hết thời hạn sử dụng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng.
Đồng thời phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp mà đối tượng thực hiện hành vi vi phạm có được từ hoạt động điện lực trong thời gian vi phạm để sung vào ngân sách nhà nước.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi hoạt động điện lực khi giấy phép hoạt động điện lực đã hết thời hạn sử dụng hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 33 Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt đối với các hành vi quy định tại Điều 5; Điều 6; Khoản 2 và Khoản 3 Điều 9; Khoản 1 Điều 10; Điều 11; Điều 12 và Điều 15 Nghị định này:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung được quy định để áp dụng đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 12 và Điều 15 Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định để áp dụng đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 và Điều 15 Nghị định này.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tổ chức hoạt động điện lực khi giấy phép hoạt động điện lực đã hết thời hạn sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?