Tổ chức hành nghề luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan hay không?
- Tổ chức hành nghề luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan hay không?
- Tổ chức hành nghề luật sư sẽ phải ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với cơ quan nào?
- Trường hợp tổ chức hành nghề luật sư đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý gây ra hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý như thế nào?
Tổ chức hành nghề luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan hay không?
Tổ chức hành nghề luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan hay không, căn cứ theo Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định: "Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật."
Căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 13 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện trợ giúp pháp lý;
b) Đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý;
c) Bồi thường thiệt hại do lỗi của người thuộc tổ chức mình gây ra trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý;
d) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, truyền thông về trợ giúp pháp lý;
đ) Giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật này;
e) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý.
2. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ủy quyền hoặc yêu cầu.
...
Theo đó tổ chức hành nghề luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ có quyền kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý.
Trợ giúp pháp lý (Hình từ Internet)
Tổ chức hành nghề luật sư sẽ phải ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với cơ quan nào?
Tổ chức hành nghề luật sư sẽ phải ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với cơ quan nào, căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định:
Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý được ký kết giữa Sở Tư pháp với tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật và giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước với luật sư, cộng tác viên trợ giúp pháp lý về việc thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Căn cứ yêu cầu trợ giúp pháp lý và thực tiễn tại địa phương, Sở Tư pháp lựa chọn, ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với tổ chức có nguyện vọng và có đủ điều kiện sau đây:
a) Có lĩnh vực đăng ký hoạt động phù hợp với lĩnh vực trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này;
b) Là tổ chức hành nghề luật sư; tổ chức tư vấn pháp luật có ít nhất 01 tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên hoặc 01 luật sư làm việc thường xuyên tại tổ chức;
c) Có cơ sở vật chất phù hợp với hoạt động trợ giúp pháp lý;
d) Không đang trong thời gian thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật.
...
Theo đó hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý được ký kết giữa Sở Tư pháp với tổ chức hành nghề luật sư về việc thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về dân sự.
Trường hợp tổ chức hành nghề luật sư đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý gây ra hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý như thế nào?
Trường hợp tổ chức hành nghề luật sư đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý gây ra hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý như thế nào, căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 16 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định:
Chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý
...
2. Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đáp ứng một trong các điều kiện đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này;
b) Tự chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý sau khi đã thông báo bằng văn bản với Sở Tư pháp nơi đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý;
c) Không thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan;
d) Thực hiện trợ giúp pháp lý gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Khi chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp về việc chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý và chuyển hồ sơ vụ việc chưa hoàn thành đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được Sở Tư pháp giao để tiếp tục thực hiện.
Theo đó nếu tổ chức hành nghề luật sư đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý sẽ bị chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?