Tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ đóng dấu vào văn bản công chứng ngay sau khi công chứng viên ký vào văn bản công chứng không?
Những quy định chung về tổ chức hành nghề công chứng?
Theo khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng 2014, tổ chức hành nghề công chứng là bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Tổ chức hành nghề công chứng được thành lập dựa trên các nguyên tắc quy định tại Điều 18 Luật Công chứng 2014 (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 và hướng dẫn bởi Điều 16 Nghị định 29/2015/NĐ-CP), cụ thể:
- Việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng phải tuân theo quy định của Luật này;
- Phòng công chứng chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng.
- Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi sau đây:
+ Được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
+ Được thuê trụ sở với giá ưu đãi, được cho mượn trụ sở, hỗ trợ về trang thiết bị, phương tiện làm việc trong 03 (ba) năm đầu hoạt động;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cụ thể các biện pháp hỗ trợ quy định thuê, mượn trụ sở và các biện pháp hỗ trợ khác đối với Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ đóng dấu vào văn bản công chứng ngay sau khi công chứng viên ký vào văn bản công chứng? (Hình ảnh từ Internet)
Nghĩa vụ của các tổ chức hành nghề công chứng được quy định như thế nào?
Tổ chức hành nghề công chứng phải thực hiện 11 nghĩa vụ được ghi nhận tại Điều 33 Luật Công chứng 2014 (hướng dẫn bởi Điều 26 Thông tư 01/2021/TT-BTP ), bao gồm:
(1) Quản lý công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình trong việc tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
(2) Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
(3) Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.
(4) Niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng, phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác tại trụ sở của tổ chức mình.
(5) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình theo quy định tại Điều 37 của Luật này và bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 38 của Luật này.
(6) Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự hành nghề công chứng trong quá trình tập sự tại tổ chức mình.
(7) Tạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.
(8) Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã công chứng.
(9) Lập, quản lý và sử dụng sổ trong hoạt động công chứng
- Tổ chức hành nghề công chứng phải lập, bảo quản và lưu trữ các loại sổ sau đây:
+ Sổ công chứng hợp đồng, giao dịch, sổ công chứng bản dịch theo quy định tại Điều 25 của Thông tư này;
+ Sổ theo dõi việc sử dụng lao động (Mẫu TP-CC-29).
Sổ theo dõi sử dụng lao động phải ghi ngày mở sổ, ngày khóa sổ và được đóng dấu giáp lai theo quy định của pháp luật;
+ Sổ văn thư, lưu trữ, sổ kế toán, tài chính và các loại sổ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Việc lập, bảo quản, lưu trữ các loại sổ theo quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về công chứng, lưu trữ, thống kê, thuế, tài chính và các quy định pháp luật khác có liên quan.
(10) Chia sẻ thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin khác về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch do công chứng viên của tổ chức mình thực hiện công chứng để đưa vào cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của Luật này.
(11) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ đóng dấu vào văn bản công chứng ngay sau khi công chứng viên ký vào văn bản công chứng không?
Căn cứ các nghĩa vụ đã nêu ở trên, tổ chức hành nghề công chứng không có nghĩa vụ đóng dấu vào văn bản công chứng ngay sau khi công chứng viên ký vào văn bản công chứng.
Tuy nhiên, tại Điều 36 Đề cương chi tiết Luật Công chứng (sửa đổi) Tải, đã có đề xuất về nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng là:
Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng
Bổ sung quy định tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ đóng dấu vào văn bản công chứng ngay sau khi công chứng viên ký vào văn bản công chứng.
Theo đó, đề xuất bổ sung thêm 01 nghĩa vụ của Tổ chức hành nghề công chứng về nghĩa vụ đóng dấu vào văn bản công chứng ngay sau khi công chứng viên ký vào văn bản công chứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?