Tổ chức giảng dạy các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn giúp cho người dân cập nhật kiến thức theo hướng dẫn tại Công văn 4039/BGDĐT-GDTX năm 2022?
- Tổ chức giảng dạy các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn giúp cho người dân cập nhật kiến thức
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, cộng tác viên trong các cơ sở Giáo dục thường xuyên
- Củng cố, phát triển mạng lưới các trung tâm Giáo dục thường xuyên, trung tâm Giáo dục Nhà nước - Giáo dục thường xuyên
Tổ chức giảng dạy các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn giúp cho người dân cập nhật kiến thức
Tại Mục V Công văn 4039/BGDĐT-GDTX năm 2022 có hướng dẫn về việc tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THCS, THPT và các chương trình giáo dục khác trong các cơ sở Giáo dục thường xuyên. Trong đó, thực hiện việc tổ chức giảng dạy các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn giúp cho người dân cập nhật kiến thức, cụ thể:
(1) Năm học 2022-2023 là năm thứ hai thực hiện Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THCS và là năm đầu tiên thực hiện Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Các Sở GDĐT cần quán triệt những vấn đề mới, cốt lõi của Chương trình Giáo dục thường xuyên (mới) cho đội ngũ CBQL, GV của các trung tâm Giáo dục thường xuyên, trung tâm Giáo dục Nhà nước - Giáo dục thường xuyên và chuẩn bị các điều kiện để thực hiện các Chương trình Giáo dục thường xuyên đạt hiệu quả.
- Cấp THCS: Thực hiện theo công văn số 627/BGDĐT-GDTX, ngày 28/2/2022 về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THCS, trong đó:
+ Đối với lớp 6,7: Thực hiện dạy học theo Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THCS (mới) ban hành kèm theo Thông tư số 36/2021/TT-BGDĐT, ngày 24/12/2021 của Bộ trưởng Bộ GDĐT;
+ Đối với lớp 8,9: Thực hiện dạy học theo Chương trình Bổ túc THCS ban hành kèm theo Quyết định số 48/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 27/11/2002 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
- Cấp THPT: Thực hiện theo công văn số 4028/BGDĐT-GDTX ngày 23/8/2022 về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2022-2023, trong đó:
+ Đối với lớp 10: Thực hiện dạy học theo Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT (mới) ban hành kèm theo Thông tư số 12/2022/TT-BGDĐT, ngày 26/7/2022 của Bộ trưởng Bộ GDĐT;
+ Đối với lớp 11,12: Thực hiện dạy học theo Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT ban hành kèm theo Quyết định số 50/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 07/11/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THCS và THPT (mới) được xây dựng theo hướng mở, trong đó quy định tổng thời lượng trong một năm học cho mỗi môn học, hoạt động giáo dục. Các trung tâm Giáo dục thường xuyên, trung tâm Giáo dục Nhà nước - Giáo dục thường xuyên chủ động bố trí thời gian triển khai kế hoạch giáo dục các môn học và hoạt động giáo dục trong năm học bảo đảm tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học viên.
(2) Tích cực tổ chức giảng dạy các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn giúp cho người dân cập nhật kiến thức, kỹ năng, nâng cao trình độ hiểu biết về các lĩnh vực trong đời sống xã hội; tích cực mở các lớp giáo dục về kỹ năng sống cho thanh, thiếu niên và những người có nhu cầu. Rà soát, thực hiện xây dựng nội dung tài liệu giáo dục địa phương thực hiện chương trình Giáo dục thường xuyên theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức học tập nâng cao trình độ văn hóa cho người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.
(3) Chỉ đạo trung tâm HTCĐ tăng cường công tác phối hợp, liên kết với các ngành, tổ chức, đơn vị, cơ sở giáo dục, cơ sở văn hóa thể thao để tổ chức các lớp XMC gắn với dạy nghề truyền thống, dạy nghề ngắn hạn và phát triển cộng đồng; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông xã hội để phổ biến kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.
(4) Chỉ đạo các trung tâm ngoại ngữ, tin học thực hiện nghiêm túc việc xây dựng chương trình, tài liệu và giảng dạy theo quy định đối với Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Khuyến khích các trung tâm chủ động, tích cực hợp tác với các tổ chức giảng dạy và khảo thí ngoại ngữ uy tín trên thế giới trong việc xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo, cấp văn bằng chứng chỉ đảm bảo chất lượng theo chuẩn Việt Nam và Quốc tế.
(5) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII, Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên đối với các học viên tại các Trung tâm và các cơ sở GDTX.
Tổ chức giảng dạy các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn giúp cho người dân cập nhật kiến thức theo hướng dẫn tại Công văn 4039/BGDĐT-GDTX năm 2022? (Hình từ Internet)
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, cộng tác viên trong các cơ sở Giáo dục thường xuyên
Về việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, cộng tác viên trong các cơ sở Giáo dục thường xuyên thì tại Mục VI Công văn 4039/BGDĐT-GDTX năm 2022 hướng dẫn cụ thể như sau:
(1) Xây dựng kế hoạch và triển khai bồi dưỡng đại trà cho GV và CBQL thực hiện Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THCS và cấp THPT theo lộ trình đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018; bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ CBQL, GV, cộng tác viên của các cơ sở Giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Giáo dục thường xuyên; phát huy tinh thần tự bồi dưỡng, bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn; chú trọng bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ đặc thù đối với Giáo dục thường xuyên như: điều tra nhu cầu học tập, xây dựng chương trình học, tổ chức bồi dưỡng thường xuyên, nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá, vận động sự tham gia của cộng đồng.
(2) Chủ động nguồn ngân sách biên soạn tài liệu giáo dục địa phương, tài liệu, tập huấn chuyên môn cho các trung tâm HTCĐ; đa dạng hóa nội dung chương trình, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân được học tập liên tục, suốt đời; đảm bảo chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học Giáo dục thường xuyên.
(3) Khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp với thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học viên; phối hợp giữa nhà trường, gia đình học viên và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của trung tâm.
(4) Chỉ đạo các trung tâm Giáo dục thường xuyên, trung tâm Giáo dục Nhà nước - Giáo dục thường xuyên triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ là đầu mối tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non, phổ thông và Giáo dục thường xuyên; chủ động hợp tác với cơ sở giáo dục đại học, tập đoàn, công ty, doanh nghiệp công nghệ giáo dục xây dựng, kết nối và chia sẻ học liệu mở, đào tạo trực tuyến nhằm tăng cường chất lượng giáo dục và đa dạng hoá hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tại trung tâm.
(5) Chỉ đạo các trung tâm ngoại ngữ, tin học, trung tâm giáo dục kỹ năng sống có kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý và giáo viên của trung tâm đảm bảo nắm vững và thực hiện nghiêm túc các quy định quản lý và tổ chức dạy học của ngành cũng như lĩnh vực dạy học cụ thể của đơn vị.
(6) Chỉ đạo phòng GDĐT phối hợp với trung tâm Giáo dục thường xuyên, trung tâm Giáo dục Nhà nước - Giáo dục thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL, GV, báo cáo viên các trung tâm HTCĐ.
(7) Tham mưu với UBND các cấp có cơ chế khuyến khích các nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm trên mọi lĩnh vực tham gia vào hoạt động Giáo dục thường xuyên.
Củng cố, phát triển mạng lưới các trung tâm Giáo dục thường xuyên, trung tâm Giáo dục Nhà nước - Giáo dục thường xuyên
Đối với việc hướng dẫn về nội dung củng cố, phát triển mạng lưới các trung tâm Giáo dục thường xuyên, trung tâm Giáo dục Nhà nước - Giáo dục thường xuyên thì tại Mục VII Công văn 4039/BGDĐT-GDTX năm 2022 hướng dẫn cụ thể như sau:
(1) Tăng cường tham mưu với UBND tỉnh củng cố, phát triển mạng lưới trung tâm Giáo dục thường xuyên, trung tâm Giáo dục Nhà nước - Giáo dục thường xuyên trên địa bàn đảm bảo thực hiện nhiệm vụ Giáo dục thường xuyên trên địa bàn có chất lượng, hiệu quả: Kịp thời tham mưu việc sắp xếp, kiện toàn các trung tâm Giáo dục thường xuyên, trung tâm Giáo dục Nhà nước - Giáo dục thường xuyên theo đúng quy định của pháp luật, các Nghị quyết của Trung ương và các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT; tham mưu UBND tỉnh trong việc lồng ghép phổ biến và tập huấn kiến thức về Giáo dục thường xuyên cho các sở, ban ngành để tạo sự thống nhất trong triển khai và thực hiện.
(2) Rà soát đánh giá và công khai các điều kiện cơ sở vật chất, đảm bảo chất lượng các hoạt động Giáo dục Đào tạo để kịp thời tham mưu với UBND cấp tỉnh, cấp huyện quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin cho các trung tâm Giáo dục thường xuyên, trung tâm Giáo dục nhà nước - Giáo dục thường xuyên phục vụ cho việc đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến và triển khai kế hoạch chuyển đổi số, đảm bảo cung ứng các chương trình học tập thường xuyên, HTSĐ cho người học ở mọi lứa tuổi trên địa bàn, chú trọng tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để thực hiện Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THCS và THPT đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
(3) Tăng cường tham mưu UBND các cấp xem xét, ban hành văn bản hướng dẫn cơ chế chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với tổ chức, cá nhân đóng góp, đầu tư xây dựng cơ sở Giáo dục thường xuyên; chính sách ưu đãi đối với cơ sở Giáo dục thường xuyên tư thục và hợp tác, đầu tư của nước ngoài về giáo dục; nghiên cứu xây dựng các phương án tham mưu tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và chủ động nguồn ngân sách biên soạn tài liệu, tập huấn chuyên môn cho các trung tâm HTCĐ; các trung tâm Giáo dục thường xuyên, trung tâm Giáo dục Nhà nước - Giáo dục thường xuyên để đảm bảo các điều kiện dạy và học; đảm bảo chế độ chính sách đối với nhà giáo Giáo dục thường xuyên (chế độ bồi dưỡng thường xuyên, chế độ thi đua, khen thưởng, …); chính sách đối với người học Giáo dục thường xuyên.
(4) Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số đảm bảo chất lượng hoạt động Giáo dục thường xuyên: Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tập huấn sử dụng cho đội ngũ Giáo viên đảm bảo sẵn sàng đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh không thể tổ chức dạy học trực tiếp; đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học mới tại các trung tâm Giaos dục thường xuyên, trung tâm Giáo dục Nhà nước - Giáo dục thường xuyên; thực hiện báo cáo, cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu ngành giáo dục, đào tạo và khai thác sử dụng hiệu quả dữ liệu cơ sở dữ liệu ngành phục vụ công tác điều hành, quản lý; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kế hoạch giáo dục nhà trường, đội ngũ cán bộ, Giáo viên, học viên. Từng bước thực hiện số hóa hồ sơ quản lý bảo đảm tinh gọn và hiệu quả.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 nêu phương hướng, nhiệm vụ phải giữ vững gì trên không gian mạng trong mọi tình huống?
- Có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử để xác minh danh tính công dân khi ở nước ngoài không?
- Lịch âm tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Xem lịch âm tháng 11 2024 ở đâu? Lịch âm tháng 11 2024 có ngày 30 không?
- Đáp án tuần 4 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu 75 năm thành lập tỉnh Vĩnh Phúc chi tiết và mới nhất?
- Cách viết bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 mẫu 2A và 2B đối với cán bộ, công chức, viên chức mới nhất?