Tổ chức giám định pháp y công lập thuộc ngành y tế sẽ có thời giờ làm việc như thế nào? Tổ chức này có trực 24/24 giờ tại trụ sở không?
- Tổ chức giám định pháp y công lập thuộc ngành y tế sẽ có thời giờ làm việc như thế nào?
- Làm thêm giờ, thời giờ nghỉ ngơi của tổ chức giám định pháp y công lập thuộc ngành y tế được quy định như thế nào?
- Tổ chức giám định pháp y công lập thuộc ngành y tế có phải thực hiện chế độ thường trực 24/24 giờ tại trụ sở không?
Tổ chức giám định pháp y công lập thuộc ngành y tế sẽ có thời giờ làm việc như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 48/2016/TT-BYT quy định như sau:
Thời giờ làm việc
Thời giờ làm việc của Tổ chức giám định pháp y công lập thuộc ngành y tế làm việc theo giờ hành chính, cụ thể như sau:
1. Giám định viên và người giúp việc cho Giám định viên: Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong một ngày và không quá 30 giờ trong một tuần.
2. Các đối tượng khác: Thời giờ làm việc không quá 08 giờ trong một ngày và không quá 40 giờ trong một tuần.
Như vậy, tổ chức giám định pháp y công lập thuộc ngành y tế sẽ có thời giờ làm việc như sau:
- Giám định viên và người giúp việc cho Giám định viên: Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong một ngày và không quá 30 giờ trong một tuần.
- Các đối tượng khác: Thời giờ làm việc không quá 08 giờ trong một ngày và không quá 40 giờ trong một tuần.
Tổ chức giám giám định pháp y công lập thuộc ngành y tế (Hình từ Internet)
Làm thêm giờ, thời giờ nghỉ ngơi của tổ chức giám định pháp y công lập thuộc ngành y tế được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 48/2016/TT-BYT quy định như sau:
Làm thêm giờ, thời giờ nghỉ ngơi
1. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc để được hưởng lương của các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động (sau đây gọi là Nghị định số 45/2013/NĐ-CP).
2. Làm thêm giờ của các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 45/2013/NĐ-CP.
3. Thời giờ nghỉ ngơi của các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư này thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP.
Như vậy, làm thêm giờ, thời giờ nghỉ ngơi của tổ chức giám định pháp y công lập thuộc ngành y tế được quy định như sau:
- Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc để được hưởng lương của các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định 45/2013/NĐ-CP, tuy nhiên bản bản này đã hết hiệu lực và nội dung này được thay thế tại Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
- Làm thêm giờ của các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 45/2013/NĐ-CP, hiện tại văn bản này đã hết hiệu lực và nội dung này được thay thế tại các Điều 60, Điều 61 và Điều 62 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
- Thời giờ nghỉ ngơi của các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư này thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Nghị định 45/2013/NĐ-CP, văn bản này hiện nay đã hết hiệu lực và các nội dung này được thay thế tại Điều 64, Điều 65, Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Tổ chức giám định pháp y công lập thuộc ngành y tế có phải thực hiện chế độ thường trực 24/24 giờ tại trụ sở không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 48/2016/TT-BYT quy định như sau:
Chế độ thường trực
1. Tổ chức giám định pháp y công lập thuộc ngành y tế thực hiện chế độ thường trực 24/24 giờ tại trụ sở. Các phiên thường trực phải tổ chức chặt chẽ, để bảo đảm tiếp nhận kịp thời việc trưng cầu giám định và tổ chức thực hiện giám định.
2. Nhân lực cho 01 phiên trực không quá 04 người, gồm Giám định viên và người giúp việc (sau đây gọi chung là người tham gia thường trực).
3. Nghỉ bù trực: Người tham gia thường trực 24/24 giờ được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực như sau:
a) Trực vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần: được nghỉ bù 01 ngày vào ngày liền kề sau phiên trực; Trực vào ngày lễ, Tết: được nghỉ bù 02 ngày.
b) Trường hợp đơn vị không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian cho người lao động thì thủ trưởng đơn vị phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Căn cứ vào quy định tại Thông tư này, căn cứ tình hình thực tế và nhân lực của tổ chức pháp y công lập, Thủ trưởng hoặc người đứng đầu tổ chức giám định pháp y công lập phải ban hành Quy chế thường trực cụ thể và triển khai thực hiện Quy chế này tại cơ sở.
Theo đó, tổ chức giám định pháp y công lập thuộc ngành y tế thực hiện chế độ thường trực 24/24 giờ tại trụ sở.
Các phiên thường trực phải tổ chức chặt chẽ, để bảo đảm tiếp nhận kịp thời việc trưng cầu giám định và tổ chức thực hiện giám định.
Nhân lực cho 01 phiên trực không quá 04 người, gồm Giám định viên và người giúp việc (sau đây gọi chung là người tham gia thường trực).
Người tham gia thường trực 24/24 giờ được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực như sau:
- Trực vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần: được nghỉ bù 01 ngày vào ngày liền kề sau phiên trực; Trực vào ngày lễ, Tết: được nghỉ bù 02 ngày.
- Trường hợp đơn vị không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian cho người lao động thì thủ trưởng đơn vị phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?
- Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu tại đâu?
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?