Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tương đương cấp huyện có được trực tiếp quyết định việc thành lập một tổ chức Đoàn?
- Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tương đương cấp huyện có được trực tiếp quyết định việc thành lập một tổ chức Đoàn?
- Khi nào Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tương đương cấp huyện được xem là Đoàn cấp trên?
- Ngoài quyền quyết định thành lập một tổ chức Đoàn thì Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tương đương cấp huyện được giao quyền cấp trên quyền hạn gì khác?
- Quy trình và thủ tục thành lập một tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thế nào?
Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tương đương cấp huyện có được trực tiếp quyết định việc thành lập một tổ chức Đoàn?
Căn cứ Điều 6 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa XI năm 2017 có quy định:
"Điều 6:
1. Hệ thống tổ chức của Đoàn gồm 4 cấp:
- Cấp Trung ương.
- Cấp tỉnh và tương đương.
- Cấp huyện và tương đương.
- Cấp cơ sở (gồm Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở).
2. Việc thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể một tổ chức Đoàn do Đoàn cấp trên trực tiếp quyết định.
3. Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quy định cụ thể về phân cấp trong hệ thống tổ chức của Đoàn."
Như vậy có 4 cấp tổ chức của Đoàn. Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tương đương cấp huyện muốn được quyết định thành lập một tổ chức Đoàn thì phải được xem là Đoàn cấp trên.
Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tương đương cấp huyện có được trực tiếp quyết định việc thành lập một tổ chức Đoàn? (Hình từ Internet)
Khi nào Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tương đương cấp huyện được xem là Đoàn cấp trên?
Căn cứ tại điểm 5.2 khoản 5 Hướng dẫn 16-HD/TWĐTN-BTC 2018 hướng dẫn Tổ chức Đoàn tương đương cấp huyện được giao quyền cấp trên cơ sở khi đủ các điều kiện:
- Có từ 1.000 đoàn viên trở lên đối với đoàn tương đương cấp huyện và từ 500 đoàn viên trở lên đối với đoàn cơ sở được giao quyền cấp trên cơ sở.
- Là đơn vị có nhiệm vụ chính trị quan trọng, có mối liên hệ với nhiều ngành, nhiều đơn vị trong công tác và sinh hoạt hoặc hoạt động ở nhiều lĩnh vực, địa bàn, tính chất công việc độc lập.
- Có cán bộ đoàn chuyên trách.
- Có văn phòng làm việc và nguồn kinh phí hoạt động ổn định.
- Được cấp ủy, chính quyền cùng cấp và đoàn cấp trên trực tiếp xác nhận và đề nghị công nhận là tổ chức Đoàn tương đương cấp huyện hoặc đoàn cơ sở được giao quyền cấp trên cơ sở.
Như vậy khi đáp ứng đủ các điều kiện trên thì Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tương đương cấp huyện sẽ được giao quyền Đoàn cấp trên và được quyền quyết định thành lập một tổ chức Đoàn.
Ngoài quyền quyết định thành lập một tổ chức Đoàn thì Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tương đương cấp huyện được giao quyền cấp trên quyền hạn gì khác?
Căn cứ theo điểm 5.2 khoản 5 Hướng dẫn 16-HD/TWĐTN-BTC 2018 thì tổ chức Đoàn tương đương cấp huyện được giao quyền cấp trên cơ sở có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Đoàn tương đương cấp huyện trực thuộc đoàn cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn, bộ máy và con dấu như đoàn cấp huyện.
- Đoàn cơ sở được giao quyền cấp trên cơ sở (gọi tắt là đoàn cấp trên cơ sở) có nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, con dấu, nhiệm kỳ như đoàn cấp huyện và trực thuộc sự quản lý, chỉ đạo của đoàn cấp huyện hoặc đoàn tương đương cấp huyện.
Quy trình và thủ tục thành lập một tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thế nào?
Về quy trình được thực hiện theo điểm 5.1 khoản 5 Hướng dẫn 16-HD/TWĐTN-BTC 2018 như sau:
- Cấp ủy đảng (hoặc lãnh đạo đơn vị nếu chưa có cấp ủy) gửi hồ sơ đến tổ chức đoàn có thẩm quyền thành lập, gồm:
+ Văn bản đề nghị thành lập tổ chức đoàn tại đơn vị. Đề án thành lập tổ chức đoàn.
+ Dự thảo phương hướng hoạt động của tổ chức Đoàn trong thời gian lâm thời.
+ Danh sách trích ngang ban chấp hành lâm thời dự kiến chỉ định hoặc danh sách ban chấp hành hiện tại (áp dụng đối với tổ chức đoàn vẫn đảm bảo số lượng ban chấp hành khi nâng cấp hoặc hạ cấp).
+ Lý lịch theo mẫu quy định (bản gốc có dán ảnh mới nhất và có xác nhận của cấp ủy đảng hoặc lãnh đạo đơn vị đối với những nơi chưa có cấp uỷ) đối với các chức danh ủy viên ban thường vụ, Phó Bí thư, Bí thư.
+ Danh sách đoàn viên.
- Tổ chức đoàn có thẩm quyền tiếp nhận và thẩm định hồ sơ; làm việc với cấp ủy, lãnh đạo đơn vị (có biên bản làm việc).
- Tổ chức đoàn có thẩm quyền ra Quyết định thành lập; phối hợp với cấp ủy, lãnh đạo đơn vị tổ chức lễ công bố quyết định thành lập tổ chức đoàn.
- Sau khi tổ chức đoàn được thành lập, đơn vị ra quyết định thành lập có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức đoàn mới thành lập thực hiện hồ sơ đề nghị cấp con dấu theo quy định.
Lưu ý: Trong trường hợp đoàn cấp trên có chủ trương thành lập đoàn cấp dưới thì chủ động làm việc cấp uỷ cấp dưới (hoặc lãnh đạo đơn vị nếu chưa có cấp uỷ) để thống nhất chủ trương thành lập tổ chức đoàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?