Tổ chức đấu giá vi phạm nghĩa vụ hoàn trả tiền đặt trước cho người tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì có bị xử phạt hay không?
- Tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản vi phạm nghĩa vụ hoàn trả tiền đặt trước khi nào?
- Tổ chức đấu giá vi phạm nghĩa vụ hoàn trả tiền đặt trước cho người tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì có bị xử phạt hay không?
- Tổ chức nào điều hành phiên đấu giá đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh?
Tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản vi phạm nghĩa vụ hoàn trả tiền đặt trước khi nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 22/2012/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 68 Nghị định 158/2016/NĐ-CP như sau:
Hoàn trả tiền đặt trước
1. Tiền đặt trước được hoàn trả cho tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày kết thúc phiên đấu giá, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp không được hoàn trả tiền đặt trước bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân đã được xét chọn tham gia phiên đấu giá và nộp tiền đặt trước mà không tham gia phiên đấu giá, trừ trường hợp bất khả kháng;
b) Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá rút lại giá đã trả;
c) Là người trúng đấu giá nhưng từ chối ký biên bản phiên đấu giá;
d) Quá thời hạn quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều 11 Nghị định này mà tổ chức, cá nhân trúng đấu giá không nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản;
đ) Giấy phép thăm dò khoáng sản bị thu hồi theo quy định của pháp luật.
3. Tiền đặt trước không được hoàn trả trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này được nộp vào ngân sách nhà nước.
Theo đó, người tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản được hoàn trả tiền đặt trước trong thời gian 02 ngày kể từ ngày phiên đấu giá kết thúc.
Như vậy, sau 02 ngày kể từ ngày phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản kết thúc mà tổ chức đấu giá chưa hoàn trả tiền đặt trước cho người tham gia đấu giá thì đã vi phạm nghĩa vụ hoàn trả tiền đặt trước (trừ các trường hợp không được hoàn trả tiền đặt trước theo quy định có đề cập ở trên).
Tổ chức đấu giá vi phạm nghĩa vụ hoàn trả tiền đặt trước cho người tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì có bị xử phạt hay không? (Hình từ Internet)
Tổ chức đấu giá vi phạm nghĩa vụ hoàn trả tiền đặt trước cho người tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì có bị xử phạt hay không?
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định 82/2020/NĐ-CP như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức đấu giá tài sản
...
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không lập chứng từ hoặc không ghi thông tin trên chứng từ thu tiền mua hồ sơ tham gia đấu giá;
b) Thu tiền đặt trước hoặc trả lại tiền đặt trước không đúng quy định;
c) Không bảo quản hoặc bảo quản không đúng quy định tài sản đấu giá khi được giao;
d) Đấu giá tài sản chưa được giám định mà theo quy định của pháp luật thì tài sản này phải được giám định;
đ) Không thực hiện chế độ báo cáo về tổ chức, hoạt động;
e) Không lập, quản lý, sử dụng sổ theo quy định;
g) Không báo cáo danh sách đấu giá viên, người tập sự hành nghề đấu giá tại tổ chức mình cho Sở Tư pháp;
h) Không đề nghị cấp thẻ đấu giá viên cho đấu giá viên của tổ chức mình;
i) Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho đấu giá viên của tổ chức mình;
...
Như vậy, theo đó sau 02 ngày kể từ khi phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản kết thúc mà tổ chức đấu giá chưa hoàn trả tiền đặt trước cho người tham gia đấu giá sẽ bị phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức xử phạt nêu trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm, đối với tổ chức có hành vi vi phạm thì mức xử phạt gấp đôi cá nhân. (khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP).
Đồng thời buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm nếu có (điểm d khoản 7 Điều 24).
Tổ chức nào điều hành phiên đấu giá đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 22/2012/NĐ-CP như sau:
Hội đồng đấu giá quyền khai thác khoáng sản
...
2. Đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản do tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp điều hành. Cơ quan thường trực chuẩn bị hồ sơ, tài liệu trước và sau phiên đấu giá là Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trong trường hợp mỏ có cấu trúc địa chất phức tạp hoặc trong trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng đấu giá để tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Thành phần Hội đồng đấu giá có số lượng không quá 11 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là 01 lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Các thành viên là đại diện lãnh đạo các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Xây dựng, đại diện của Sở Tài nguyên và Môi trường là thư ký Hội đồng và đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có khu vực khoáng sản được đưa ra đấu giá và một số chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên sâu;
c) Thường trực Hội đồng đấu giá của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là Sở Tài nguyên và Môi trường.
...
Như vậy, đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản do tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp điều hành.
Cơ quan thường trực chuẩn bị hồ sơ, tài liệu trước và sau phiên đấu giá là Sở Tài nguyên và Môi trường.
Tuy nhiên, trong trường hợp mỏ có cấu trúc địa chất phức tạp hoặc không thuê được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng đấu giá để tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?